Lịch sử đang lặp lại khi nhiều kẻ sống ngay tại đất Mỹ và tại Việt
nam đang tiếp tay đưa các thông tin gây bất lợi cho chính quyền TT
Donald Trump mặc dù họ thừa biết nguyên tắc chuyển giao quyền lực trong
hòa bình ,đa số thắng thiểu số của bầu cử Mỹ. Chính họ đang tiếp tay
với báo chí thiên tả gây nên những điều có lợi cho chính quyền cộng sản
Việt Nam. Điều này cũng giống như hơn 42 năm trước báo chí Mỹ đã làm.
Về nguồn gốc của từ cánh tả và cánh hữu , các nhà sử học cho rằng nó ra
đời từ cuộc cách mạng Pháp, năm 1789. Trong nghị viện chế định Hiến
pháp Pháp lúc đó bao gồm 3 đẳng cấp: đẳng cấp thứ nhất là các giáo sĩ,
đẳng cấp thứ hai là những nghị viện quý tộc, đẳng cấp thứ ba là những
nghị viện công nhân, nông dân, tư sản bình thường thành thị. Vào tháng
9/1789, trong một cuộc họp của nghị viện đã nổ ra một cuộc tranh đấu gay
gắt giữa đẳng cấp thứ nhất, thứ hai (ngồi bên phải nghị viện) với đẳng
cấp thứ ba (ngồi bên trái của nghị viện). Từ hiện tượng vô tình này, đã
ra đời cặp từ nói trên để chỉ khái niệm chính trị của những nhóm người
theo tư tưởng cấp tiến hay bảo thủ.
Như vậy trong chính trị Mỹ
và phương Tây khái niệm cánh tả và cánh hữu là có thật và báo chí cũng
có sự phân biệt này. Báo chí thân phía dân chủ và cộng sản thuộc cánh tả
và báo chí thân phía cộng hòa thuộc cánh hữu. Thực tế là trong cuộc
chiến tranh Đông Dương lần thứ hai báo chí cánh tả ở Mỹ đã giúp sức rất
nhiều cho phong trào chống chiến tranh Việt Nam ở Mỹ. Chúng dùng các bức
hình như "Em bé Nalpam" " Bức ảnh của chuẩn tướng Nguyễn Ngọc Loan xử
du kích Bảy Lốp" để gây nên phong trào phản chiến tại Mỹ ,buộc quốc hội
Mỹ cắt viện trợ cho VNCH khiến VNCH phải giải giáp.
Trong bài
phát biểu tại căn cứ không quân MacDill (bang Florida) hôm 6/2, Tổng
thống Mỹ Donald Trump đã nói về nguy cơ các cuộc tấn công của các phần
tử Hồi giáo cực đoan nhằm vào nước Mỹ giống vụ 11/9 hay các vụ khủng bố ở
châu Âu.
“Các bạn đã chứng kiến những gì xảy ra ở Paris và Nice.
Trên toàn châu Âu, điều đó đang xảy ra. Trong nhiều trường hợp, báo chí
không trung thực không muốn đưa tin về chúng. Họ có lý do của họ và các
bạn hiểu điều đó", ông Trump nói song không đưa ra bất cứ bằng chứng
nào cho cáo buộc này.
Trong bài phát biểu, ông Trump cũng tuyên
bố sẽ đánh bại Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Iraq và Syria,
đồng thời nhắc lại lời kêu gọi các thành viên NATO đóng góp hơn nữa cho
liên minh chống IS.
Ngay từ khi tranh cử, ông Trump tỏ ra khá gay
gắt với truyền thông khi cho rằng truyền thông thiên vị và luôn gây bất
lợi cho ông. Nhiều hãng truyền thông đã bị cấm đưa tin về các sự kiện
liên quan đến chiến dịch tranh cử của ông, trong khi đó, tại cuộc họp
báo trước lễ nhậm chức, ông Trump thậm chí đấu khẩu với phóng viên của
CNN, nói rằng họ là "hãng tin giả". Gần đây nhất, ông Trump cáo buộc
truyền thông đã cố ý truyền đạt sai bản chất sắc lệnh di trú của ông.
Ông nói rằng, sắc lệnh chỉ là "hạn chế nhập cư tạm thời", trái với thông
tin truyền thông đưa là "cấm nhập cư".
Khảo sát được công bố mới
đây của hãng Gallup cho thấy, khoảng 36% người Mỹ tham gia trả lời khảo
sát nói rằng, truyền thông Mỹ đã quá khắt khe với Tổng thống Trump.
Trong khi đó, gần một phần ba dân số Mỹ cho rằng, truyền thông nước này
đã có nhận định đúng về vị Tổng thống mới. Khoảng 28% số người được hỏi
nói rằng, truyền thống Mỹ vẫn chưa đủ khắt khe.
Tổng thống
Donald Trump cáo buộc truyền thông Mỹ không trung thực về số lượng người
tham dự lễ nhậm chức của ông, trong khi Thư ký báo chí tuyên bố sẽ xem
xét trách nhiệm của giới truyền thông.
Để hậu thuẫn lập luận
trên, thư ký báo chí của Tổng thống Trump, ông Sean Spicer nói lễ nhậm
chức có số lượng công chúng dự khán 'lớn nhất từng thấy", 720.000 người ở
Mall. Ông cũng nói rằng số lượng người dùng hệ thống tàu điện ngầm của
Washington vào ngày nhậm chức cao hơn trong lễ nhậm chức lần thứ hai ông
Obama vào năm 2013.
Tiếp theo cáo buộc của Tổng thống Trump cho
rằng báo chí không trung thực, ông Spicer đã đưa ra lời cảnh báo rằng
chính quyền mới sẽ "buộc trách nhiệm báo chí".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét