Thứ Sáu, 20 tháng 10, 2017

VỀ HAI ÔNG NHÀ GIÀU ĐƯỢC THÁI BÁ TÂN CA NGỢI.

1/ PHẠM NHẬT VƯỢNG.
Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng là một trong những Tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu ở Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, du lịch, bán lẻ.
Tập đoàn này thành lập hệ thống trường Vinschool từ 2013, hứa hẹn là "Nơi ươm mầm tinh hoa" của các thế hệ học sinh Việt Nam.
Hệ thống này tuyển sinh từ bậc mầm non đến phổ thông, đặt địa điểm tại Hà Nội và TP. HCM trong các khu đô thị do chính Vingroup xây dựng.
Ra đời trong bối cảnh nhiều gia đình ở Việt Nam không tin vào hệ thống trường công, Vinschool nhấn mạnh họ sẽ "giáo dục toàn diện" cho học sinh để trở thành "công dân tinh hoa trong xã hội".
Cùng với thế mạnh ngân quỹ và truyền thông, Vinschool, tuy chỉ hoạt động chủ yếu ở Hà Nội, cho biết họ đã có 10.000 học sinh theo học (số liệu 2016).
Trong tháng 9/2017, Vinschool công bố thông tin tăng học phí ở cả ba cấp, khiến nhiều phụ huynh đã phản ứng.
Những người chỉ trích cho rằng lộ trình tăng học phí trong 5 năm học tới, bắt đầu từ năm học 2018 - 2019, chỉ được công bố chưa đầy 1 tháng sau khi năm học 2017 - 2018 bắt đầu.
Những phụ huynh có con đang học tại Vinschool cho rằng, Phạm Nhật Vượng-Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vingroup đã dùng tiền của mình để mua chuộc công an, sai khiến lực lượng này trấn áp các phụ huynh để dập tắt làn sóng phản đối việc Vinschool tăng học phí, nhằm không để ảnh hưởng đến hình ảnh của tập đoàn.
Hình ảnh của tờ giấy mời đã được lan truyền trên Internet với tốc độ chóng mặt, cùng với đó là những lời bình lên án lực lượng công an Hà Nội và trường học Vinschool, cũng như Tập đoàn Vingroup. Trước sự việc trên, đại tá CSVN Lê Hồng Sơn, Trưởng phòng PC50 của công an Hà Nội đã phải lên tiếng thanh minh. Ông Sơn khẳng định:
“Không có chuyện cơ quan công an mời phụ huynh có ý kiến phản đối việc tăng học phí của trường Vinschool lên làm việc”
Theo ông Sơn, việc mời các phụ huynh là để làm rõ một số người sử dụng việc phản đối tăng học phí để nói xấu cá nhân Phạm Nhật Vượng. Điều này đã được phía trường Vinschool và những người liên quan đề nghị công an phải làm rõ.
Những thanh minh của đại tá Lê Hồng Sơn không làm thỏa mãn dư luận, khi mà rất nhiều lần trong quá khứ, mỗi khi có sự việc ảnh hưởng đến hình ảnh của tập đoàn, Vingroup đều dùng tiền để mua chuộc báo chí và cả công an để dập tắt những tiếng nói làm bất lợi cho mình.
Phải nói rằng, chưa bao giờ trong lịch sử nền báo chí của CSVN lại dễ dàng bị thao túng bởi một tập đoàn tư nhân như Vingroup đến như vậy. Cho dù báo chí trong nước vẫn là công cụ phục phụ cho việc tuyên truyền, mị dân của đảng CSVN. Rất nhiều sự kiện làm ảnh hưởng đến hình ảnh Vingroup không được báo chí trong nước đăng tin, mà chỉ có cư dân mạng truyền tải trên Internet thông qua Facebook và những kênh truyền thông khác.
Việc thao túng báo chí của Vingroup rất đơn giản, không rắc rối như chúng ta tưởng. Tập đoàn này chỉ cần bỏ ra một số tiền lớn để mua quảng cáo, đến dịp lễ Tết lại có quà cáp cho các tờ báo có lượng độc giả cao…Từ đó, những tờ báo này sẽ không đăng bất cứ tin tức gì làm ảnh hưởng, gây bất lợi cho Tập đoàn Vingroup. Ngược lại, chỉ đăng những gì có lợi cho tập đoàn này và hình ảnh, nội dung bài báo trước khi đăng đã được Vingroup kiểm duyệt.
Cách dùng tiền để kiểm soát báo chí của Vingroup từ xưa đến nay vô cùng chặt chẽ. Chưa bao giờ trên báo chí người ta thấy hình ảnh của một Phạm Nhật Vượng xấu xí, ngay cả những tờ báo lá cải cũng không hề có bất cứ tin tức gì liên quan đến gia đình, vợ con của ông này. Lối dùng tiền kiểm soát báo chí còn chặt hơn cả cách quản lý của Bộ Thông tin-Truyền thông. Vì với tiền, Phạm Nhật Vượng điều khiển được cả Tổng biên tập tờ báo, buộc họ phải gỡ xuống những bài báo gây bất lợi cho Vingroup.
Không chỉ thao túng được báo chí, Phạm Nhật Vượng còn lũng đoạn được cả chính quyền. Trong khi những tập đoàn, công ty khác giàu lên bằng việc cướp đất của người dân do có sự tiếp tay của chính quyền, từ đó tiếng ta thán rền vang khắp nơi, thì Phạm Nhật Vượng lại không làm như vậy. Mặc dù cũng giàu lên nhờ bất động sản, nhưng bằng việc móc nối với những lãnh đạo ở tầng cấp thượng tầng, ông có được những thỏa thuận, hợp đồng để lấy đi những phần đất vàng từ các công ty, tập đoàn làm ăn không hiệu quả. Từ đó, biến những vùng đất vàng thành các khu chung cư, trung tâm thương mại, bịnh viện, trường học…và giàu lên nhanh chóng. Vượng chẳng những không bị người dân oán than, mà lại còn được nhiều người yêu mến.
Bên cạnh việc thao túng truyền thông, Phạm Nhật Vượng còn điều khiển được cả lực lượng công an để áp chế những người tung ra các tin tức gây bất lợi cho cá nhân và cho tập đoàn Vingroup. Điều đó được thể hiện qua việc PC50 của công an Hà Nội cho mời một loạt phụ huynh học sinh trường Vinschool lên làm việc.
Phạm Nhật Vượng là một nhà tư bản giàu lên trong thời kỳ trước và sau khi khối Cộng sản ở Đông Âu sụp đổ. Tại Ukraine, Vượng sản xuất mì tôm và phất lên bằng nghề này. Với số tiền có được, Vượng mang về Việt Nam, bắt tay với một số lãnh đạo trong nước mở ra một số khu nghỉ dưỡng, trung tâm thương mại, xây chung cư để bán…Từ đó trở thành tỷ phú giàu nhất tại Việt Nam hiện nay.
2/ ĐOÀN NGUYÊN ĐỨC :
Năm 2013 tổ chức Global Witness (tổ chức Nhân chứng toàn cầu) công bố bảng báo cáo mang tên Rubber Barons (tạm dịch là những ông vua cao su). Bản báo cáo bao gồm 51 trang phân tích và clip kèm theo. Trong đó, tổ chức trên đã chỉ đích danh hai công ty Việt Nam là HAGL và Tập đoàn công nghiệp cao su đang tham gia vào nhiều hoạt động phá rừng, chiếm đất tại Lào và Campuchia. Những quan điểm của Global Witness trong bản báo cáo bao gồm các ý chính: Hai công ty Hoàng Anh Gia Lai và Tập đoàn công nghiệp cao su đã được phân bổ tổng cộng hơn 280.000 ha đất (trong đó 161.344 ha ở Campuchia, phần còn lại ở Lào) để dựng đồn điền cao su, HAGL được phân bố hơn 80.000 ha.
Hai tập đoàn có những mối quan hệ chặt chẽ cả với tầng lớp lãnh đạo chính trị tham nhũng và giới tài phiệt tại hai nước. Chính điều này là lá chắn để hai tập đoàn không bị xử lý khi vi phạm luật pháp. Những người sống trên các khu đất được giao lại cho các công ty Việt Nam đã bị đuổi ra khỏi nhà mà không được bồi thường thỏa đáng hoặc không được bồi thường chút nào. Hai công ty đã gây ra những hủy hoại về môi trường và xã hội. Sau khi được nhượng đất để trồng cao su, họ phá rừng và vận chuyển gỗ về Việt Nam, đồng thời lấn ra khỏi khu vực được nhượng đất. Dân địa phương phải đối mặt với sự nghèo đói vì mất rừng, mất đất trồng lúa.
Với những cáo buộc trên, tổ chức này khuyến cáo chính phủ hai nước Lào và Campuchia phải ngừng ngay mọi hoạt động liên quan đến hai công ty và cho điều tra để xử lý tất cả những hoạt động trái pháp luật được phát hiện. Đồng thời tổ chức này lên án Deutsche Bank và IFC đã tài trợ tài chính cho những hoạt động của hai công ty Việt Nam tại Lào và Campuchia.
Trưởng nhóm Chiến dịch Tài nguyên đất của GW - Megan MacInnes khẳng định những thông tin và kết luận trong báo cáo được xây dựng dựa trên ba nguồn khác nhau.
Thứ nhất là bản điều tra ý kiến người dân địa phương sống gần khu đất trồng cao su, thuộc các chi nhánh của HAGL hoặc công ty liên quan tại Campuchia và Lào. Bên cạnh đó, ảnh chụp vệ tinh cho thấy trước khi HAGL được phân đất, nơi này vẫn là khu rừng được pháp luật Campuchia và Lào bảo vệ. Phần rừng sau đó đã biến mất.
Thứ hai "Bằng chứng quan trọng nhất là bản cáo bạch do chính HAGL công bố khi niêm yết ở sàn chứng khoán London, trong đó tập đoàn thừa nhận hoạt động kinh doanh tại Lào, Campuchia chưa hoàn toàn phù hợp với luật pháp các nước sở tại. Đặc biệt, HAGL cũng nêu trong báo cáo về việc một số dự án đang triển khai chưa có giấy phép cần thiết cũng như sự chấp thuận của chính phủ các nước", Trưởng nhóm Chiến dịch Tài nguyên đất của GW - Megan MacInnes nói. Bản cáo bạch cũng được HAGL công bố trên Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore vào tháng 5/2011.
Megan MacInnes là một trong các tác giả của báo cáo “Các ông trùm cao su” (Rubber Barons).
"Với bằng chứng rõ ràng ở ngay cáo bạch tập đoàn, chúng tôi không hiểu tại sao ông Đoàn Nguyên Đức lại phủ nhận hoạt động trái phép tại Lào và Campuchia", bà nói.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét