Thứ Năm, 11 tháng 7, 2019

CÁCH HUY ĐỘNG HÀNG TRIỆU NGƯỜI XUỐNG ĐƯỜNG : BÀI HỌC TỪ HỒNG KÔNG.



Khi Trung Quốc siết chặt gọng kìm lên lãnh thổ hòn đảo, những người biểu tình đã áp dụng các chiến lược mới để đứng lên chống lại chính quyền do Bắc Kinh hậu thuẫn.
Điều kiện khiến cho bắt đầu một cuộc biểu tình phản đối dự luật dẫn độ đã phát triển thành một trận chiến về tương lai của Hồng Kông – và một ví dụ hiếm hoi về sự bất chấp của quần chúng chống lại Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình của đế chế Trung Hoa ngày càng độc tài.
Vào ngày 1 tháng 7, nhân kỷ niệm ngày chuyển giao Hồng Kông từ sự cai trị của nước Anh về tay Trung Quốc, những người biểu tình đã xông vào cơ quan lập pháp thành phố, đập vỡ cửa sổ và lục soát trung tâm chính phủ trong những cảnh chưa từng thấy được phát sóng trên toàn thế giới. Họ đổ lỗi cho sự thay đổi giọng điệu của Đặc Khu Trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã xử lý sai đề xuất dự luật dẫn độ và phản ứng hung hăng của cảnh sát trong những tuần gần đây.
Kể từ sau các cuộc biểu tình lớn từ Phong trào Dù Vàng ủng hộ dân chủ Hồng Kông năm 2014, các thủ lãnh bị bắt giam. Hôm nay, những người biểu tình đã lấy cảm hứng từ diễn viên nổi tiếng Hồng Kông Lý Tiểu Long (Bruce Lee) với câu nói nổi tiếng: “Các bạn hãy là nước!”.
Đây là cách ám chỉ về phương thức tổ chức nhanh nhẹn, không có lãnh đạo, gây tiếng vang trong các phong trào khác trên khắp thế giới, bao gồm Gilets Jaunes của Pháp, các cuộc biểu tình ở Sudan, biểu tình chiếm phố Wall và Mùa xuân Ả Rập.
Chúng ta hãy nhìn xem cách người biểu tình Hồng Kông đã tổ chức như thế nào.
LÃNH ĐẠO PHÂN CẤP (PHI TẬP TRUNG)
Trái ngược với Phong trào Dù Vàng có các nhà lãnh đạo rõ ràng như nhà hoạt động sinh viên đã trở thành chính trị gia Hoàng Chí Phong, những nhân vật đầu sỏ đã không xuất hiện ở lần này.
Đây là một quyết định mang tính chiến thuật, các nhà tổ chức nói. Điều đó có nghĩa là Bắc Kinh không thể dí theo bất kỳ cá nhân cụ thể nào. “Chúng tôi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm từ Phong trào Dù”, anh Hoàng Chí Phong đã nói với tờ Thời báo Tài chính sau khi anh được ra tù vào ngày 17 tháng 6 vì có liên quan đến các cuộc biểu tình năm 2014.
“Phong trào có tổ chức như thế này có nghĩa rằng chính phủ bây giờ phải đối mặt với nhiều nguy cơ về những gì chúng tôi sẽ làm tiếp theo”, anh nói thêm.
Các nhóm như Mặt trận Dân quyền Nhân quyền đã tổ chức các cuộc tuần hành hàng năm được tiến hành từ lâu ở Hồng Kông, đã nhận được sự đưa tin rộng rãi trên phương tiện truyền thông, mặc dù họ nhấn mạnh rằng vai trò của họ là đảm bảo các hành động đó là hợp pháp và an toàn thay vì dẫn đầu các cuộc biểu tình gần đây.
“Ví dụ, khi có một số người đề nghị những điều cấp tiến hơn, chúng tôi không thể khuyến khích cũng không làm cho họ nản long”, bà Bonnie Leung, phó chủ tịch nhóm nói.
Wayne Chan, thủ lãnh 29 tuổi của Liên minh Độc lập Sinh viên ủng hộ Hồng Kông độc lập, ủng hộ việc vắng mặt các nhà lãnh đạo trong phong trào ngay cả khi anh thừa nhận nó có thể làm chậm quá trình ra quyết định.
Tuy vậy, đó lại là nguyên nhân chính khiến các nhà chức trách thất vọng. “Ngay cả khi chính phủ muốn thỏa thuận với người biểu tình, thì người biểu tình cũng không thể vì không ai có thể đại diện cho tất cả những người biểu tình để quyết định [một điều gì đó]”, ông Jasper Tsang, cựu chủ tịch thân Bắc Kinh của Hội đồng Lập pháp Hồng Kông.
Trong một cuộc họp báo vào lúc 4 giờ sáng ngày thứ Ba, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga cho biết chính phủ đã đình chỉ dự luật đề xuất vô thời hạn nhưng nói thêm rằng bà có “lý do chính đáng” để không đáng ứng mọi yêu cầu đòi hỏi của người biểu tình.
“Dự luật sẽ hết hạn hoặc dự luật sẽ tiêu tùng vào tháng 7 năm 2020 khi nhiệm kỳ của [hội đồng lập pháp] hiện tại hết hạn”, bà nói.
CÔNG NGHỆ ĐI TRƯỚC TIÊN.
Thay vì trông đợi vào các thủ lĩnh, những người biểu tình đã tổ chức sử dụng các nền tảng trực tuyến.
“Thông qua những tương tác này, chúng tôi nghiên cứu và tìm ra ai thực sự là người có [chiến lược], người có kỹ năng con người tốt nhất, người thực sự có năng lực và sau đó văn hóa và lãnh đạo sẽ khơi mào từ đó”, Janet Lui – người nghiên cứu các phong trào xã hội ở Hồng Kông cho biết.
Trong khi Mặt trận Dân quyền Nhân quyền sử dụng các bài đăng trên Facebook và phương tiện truyền thông chính thống để quảng cáo các cuộc biểu tình cuối tuần, hầu hết những người biểu tình chuyển sang các nền tảng trực tuyến ẩn danh.
Hai ứng dụng phổ biến nhất là dịch vụ nhắn tin Telegram và diễn đàn trực tuyến LIHKG, vốn là câu trả lời của Hồng Kông dành cho Reddit, được sử dụng để gửi các thông báo tới người dùng vào tối thứ Hai cảnh báo cảnh sát sắp xông vào tòa nhà lập pháp.
Telegram, giống như WhatsApp, cung cấp dịch vụ nhắn tin cơ bản. Nó cũng có các kênh mà hàng ngàn người có thể đăng ký để nhận được những sự cập nhật tức thì từ các thành viên khác. Các kênh này cho phép người biểu tình tiến hành các cuộc thăm dò và phối hợp trong các nhóm nhỏ hơn về hậu cần, sơ cứu y tế, trợ giúp pháp lý, thiết kế và chiến lược.
Telegram cũng có bộ hẹn giờ tự hủy cho các tin nhắn. “Bạn có thể đảm bảo cho cuộc trò chuyện của mình không bị rò rỉ và bạn có thể ẩn số điện thoại của mình, điều này khác với WhatsApp”, một quản trị viên của kênh Telegram dành cho những người biểu tình với 35.000 người đăng ký, đã cho biết với điều kiện ẩn danh.
Nhiều người dùng Telegram cố gắng bảo vệ danh tính của họ bằng cách sử dụng thẻ sim trả trước. Nhưng các chuyên gia công nghệ thận trọng trước việc đặt quá nhiều niềm tin vào Telegram, vốn không được mã hóa đầu cuối theo mặc định.
Quản trị viên của một nhóm người biểu tình trên Telegram cũng đã bị bắt vào tháng Sáu. Telegram cũng bị rớt mạng trong một thời gian ngắn bởi một cuộc tấn công từ hacker Trung Quốc đại lục, theo người sáng lập cho biết, vào ngày 12 tháng 6 – cùng ngày mà cuộc đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát trở nên bạo lực.
Diễn đàn LIHKG được thành lập vào cuối năm 2016 và được sử dụng rộng rãi bởi các sinh viên đại học để thảo luận về mọi thứ, từ chơi game cho đến hẹn hò. Khả năng nâng cao các chủ đề phổ biến có nghĩa là các ý tưởng được chấp nhận rộng rãi hơn về các bước tiếp theo trong các cuộc biểu tình ở Hồng Kông thường là xu hướng hàng đầu của diễn đàn.
“LIHKG là một thiên đường an toàn cho những người không muốn lên tiếng trong cuộc đời thực và những ý kiến của họ có thể không có giá trị ngoài đời thực chỉ vì nguồn gốc hay vị thế xã hội của họ”, một thành viên vốn là một trong những người đã tham gia vào diễn đàn sớm nhất cho biết.
Những người biểu tình cũng sử dụng đến chức năng AirDrop của điện thoại Iphone để chia sẻ thông tin ẩn danh và nhanh chóng. Sau khi những người biểu tình đột nhập vào cơ quan lập pháp vào tối hôm thứ Hai, họ bắt đầu chia sẻ bản đồ từng tầng của tòa nhà nhiều tầng ấy cho những người dùng iPhone khác.
TRỞ NÊN SÁNG TẠO
Khoảng cách giữa tổ chức trực tuyến và ngoại tuyến ở Hồng Kông thường bị lu mờ. Những tín hiệu tay đã được sử dụng để truyền tải thông điệp qua đám đông hàng ngàn người. Người biểu tình sau đó đã vẽ ra những bản phác thảo của họ và sau đó lưu hành các hình ảnh trên Telegram và LIHKG.
Hàng trăm người biểu tình đã tham gia một cuộc thi “marathon đô thị” vào ngày 25 tháng 6, trao tận tay các bản kiến nghị cho các lãnh sự quán của các nước tham dự hội nghị G20 ở Osaka, Nhật Bản để yêu cầu họ phê phán Trung Quốc và thảo luận về các cuộc biểu tình gần đây tại Hồng Kông.
Các nhà hoạt động cũng đã huy động 6,7 triệu đô la Hồng Kông ( khoảng 858.000 đô la Mỹ) trong mười giờ để mua chỗ quảng cáo trên các tờ báo quốc tế, như New York Times, để xuất bản một bức thư ngỏ nêu lên những lo ngại của họ về Dự luật Dẫn độ trong thời điểm Hội nghị G20 sắp diễn ra.
Sự phối hợp chuẩn bị của các nhóm hậu cần đã được phân cấp. Các trạm cung cấp đã xuất hiện bất cứ nơi nào các cuộc biểu tình kết hợp với mũ bảo hiểm, mặt nạ, kính bảo hộ, chai nước và dung dịch muối, được sử dụng để rửa sạch hơi cay và bình xịt hơi cay.
“Những món đồ này không phải được mua chỉ bởi một người, mà là họ đã gom góp từng chút một từ đủ mọi loại người”, Christy – một sinh viên đại học 22 tuổi, đang điều hành một trạm trong ca làm việc 24 giờ cho biết.
“Một số người không thể bước ra tiền tuyến nhưng họ thực sự muốn giúp đỡ nên họ đặt hàng vật tư như mũ bảo hiểm xây dựng hoặc những hộp nước”, cô nói thêm rằng còn có các đội lái xe van tình nguyện giúp đỡ chuyển giao hàng.
Tất cả các hoạt động trên được diễn ra dưới sự giám sát của nhà nước Trung Quốc. Tại một trạm cung cấp, các tình nguyện viên đã phân phát mặt nạ. “Hãy đeo mặt nạ vào, bảo vệ danh tính của bạn”, họ nói với đám đông. Đối với một số người, sự ẩn danh có thể cung cấp một sự che chở cho những hành động triệt để hơn – như cơn bão tràn vào cơ quan lập pháp. Nhưng đối với hầu hết ngừoi Hồng Kông, đó là một lời nhắc nhở về những hiểm nguy có thể xảy ra nếu như phong trào thất bại.
Nguồn:
How to mobilise millions: Lessons from Hong Kong

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét