Thứ Năm, 11 tháng 7, 2019

VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ DƯỚI CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN.

Vừa rồi nhân vụ của luật sư Trần Vũ Hải một STT của một người không am hiểu thể chế chính trị Việt Nam đã khiến nhiều nhân vật nổi tiếng trong giới đấu tranh dân chủ phản ứng. Đó là các trí thức như : JB Nguyễn Hữu Vinh, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Văn Đài, Phạm Nguyên Trường ...Câu đó là "
:Làm luật sư mà không thể bảo vệ chính bản thân mình thì khua môi, múa mỏ chỉ thêm nhục."
Thật ra nghề luật sư không chỉ dưới chế độ cộng sản mà dưới các chế độ độc tài nói chung (ví dụ chế độ Ngô Đình Diệm) cũng chỉ là vật trang trí.Đơn giản nếu chế độ không thừa nhận đối lập thì không thể có tam quyền phân lập. Khi không có tam quyền phân lập thì không thể có tư pháp độc lập. Lúc đó sẽ không có bồi thẩm đoàn ra phán quyết mà chỉ là thẩm phán của chế độ cử ra quyết định ai có tội ai không. Khi đó thì luật sư có đưa bằng chứng thuyết phục như thế nào Bộ Chính trị hay nhà độc tài cũng bỏ qua. "Thuận ta thì vô tội, trái ta là có tội". Đó là nguyên tắc của mọi chế độ độc tài.
Nhưng tại sao CSVN lại bày vẽ ra luật sư làm gì cho rách việc?
Đó là do việc đổi mới sau đại hội 6, Mỹ xóa cấm vận và gia nhập sân chơi chung WTO, CSVN do muốn làm ăn với thế giới tự do nên bấm bụng bày vẽ ra cái gọi là nhà nước pháp quyền cho có với người ta. Từ đó nghề luật sư ra đời.
Nhưng khổ là do có cái nghề này nên dân Việt tưởng lầm là Việt Nam có luật pháp thành ra đâm đầu vác đơn đi kiện chứ không lo thành lập các tổ chức đấu tranh. Vì vậy luật sư trở thành nghề chạy án. Lấy tiền dân chia cho bộ ba : công an, kiểm sát , tòa án để làm giàu.
Chúng ta thử đi vào quá trình tạo ra nghề này :
Sau khi cưỡng chiếm Miền Nam vào ngày 30-4-1975, CSVN đã đóng cửa các Trường Luật ở Miền Nam. Trường Đại học Luật khoa Saigon trên “đường Duy Tân, cây dài bóng mát” bị đổi thành Trường Đại học Kinh tế. Sau khi đưa cả nước “tiến nhanh, chết nhanh trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội”, đảng và nhà cầm quyền CSVN phải “mở cửa” mời đón tư bản nước ngoài vào đầu tư.
Để thích ứng , phân khoa Luật được mở ra ở Sài gòn có cơ sở ở Bình Triệu. Khoa Trưởng đầu tiến là cựu sinh viên Luật khoa Saigon Triệu Quốc Mạnh, từng làm Biện lý Tòa Sơ Thẩm Gia Định, hoạt động nằm vùng và được kết nạp vào đảng CSVN trong bí mật. Ông đã mất chức sau đó vì bị coi là mất quan điểm, lập trường giai cấp, khi mời một số đông những đồng môn tốt nghiệp cử nhân tiến sĩ,luật sư hành nghề lâu năm vào Ban giảng Huấn.
Trước đó, Triệu Quốc Mạnh từng giữ chức Trưởng Đoàn bào chữa viên nhân dân Thành phố HCM, rồi Trưởng Đoàn Luật sư Thành phố HCM khi mới thành lập. Khi được điều qua làm Khoa Trưởng Luật khoa Saigon, Nguyễn Đăng Trừng, một đồng môn luật khoa Saigon cũng hoạt động nằm vùng cho CS trong thời chiến tranh, là Phó đoàn Luật sư được đôn lên làm Trưởng đoàn luật sư TP.HCM thay Triệu Quốc Mạnh. Mấy năm trước đây đã mất chức, bị khai trừ khỏi đảng vì mất quan điểm lập trưởng cộng sản…
Chế độ xã hôi chủ nghĩa” là một “chế độ độc tài toàn trị” được ngụy biện bằng cái gọi là “dân chủ tập trung”. Nghĩa là một thứ dân chủ tập trung trong tay đảng CSVN, để sau đó ban phát “dân chủ” cho những người dân nào chấp nhận quyền lãnh đạo độc tôn, ngoan ngoãn thi hành các chủ trương chính sách của “Đảng ta” bất kể đúng sai, lợi hại cho dân cho nước, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của “Đảng ta”.
Khi đảng CSVN đưa ra quan điểm về “nhà nước pháp quyền” (cai trị bằng pháp luật), kêu gọi nhân dân sống theo khẩu hiệu tuyên truyền “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật (của Đảng)”chỉ là biến tướng của “nhà nước nghị quyền” (cai trị bằng nghị quyết của đảng). Bằng cách đưa các nghị quyết của đảng, cho một Quốc hội công cụ của đảng, để “luật hóa” thành cái gọi là “nghị luật”.
Sự biến tướng này, chẳng qua, đảng CSVN muốn chuẩn bị cho một bộ mặt “ngụy dân chủ” cho phù hợp thời kỳ “Mở cửa” làm ăn với các nước dân chủ tư bản; sau khi công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đã thất bại hoàn toàn (1975-1985) dù “Đổi mới” cũng không cứu vãn được (1985-1995), đành “mở toang cửa” đón “Đế quốc Mỹ” và các nước “Tư bản không giãy chết mà phồn vinh” tràn vào đầu tư, cứu nguy chế độ (sau khi Mỹ bỏ cấm vấn, cho thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm1995).
Thế nhưng trên thực tế trước sau cai trị bằng “nghị quyết” hay “Nghị luật” vẫn không làm thay đổi bản chất chế độ độc tài toàn trị “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” . Tất cả vẫn chỉ là công cụ chuyên chính của nhà cầm quyền, theo đúng luận điểm Marxist-Leninist, rằng “luật pháp chỉ là công cụ pháp lý của giai cấp thống trị để trấn áp giai cấp bị trị là nhân dân” .
Luật sư trong chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đối với nhà cầm quyền không có vai trò nào khác hơn là công cụ pháp lý trang trí cho bộ mặt tư pháp Việt Nam sao cho, về hình thức gần giống với tư pháp của các nước có chế độ dân chủ và nền kinh tế thị trường tự do.
Vì thế, “đoàn luật sư” hiện nay cũng chỉ là hậu thân của “Đoàn Bào chữa viên nhân dân” trong thời kỳ kinh tế chỉ huy bao cấp đều là những công đoàn do nhà nước tổ chức và lãnh đạo. Có khác chăng, bào chữa viên nhân dân trước đây không được đào tạo bài bàn về năng lực như luật sư sau này; điều kiện trước hết phải là công nhân viên (công chức), có kiến thức, kinh nghiệm về việc thực thi các chủ trương, chính sách liên quan đến pháp luật của nhà nước.
Luật sư sau này đòi hỏi tốt nghiệp văn bằng cử nhân luật , thời gian tập sự 3 năm tương tự như quy chế luật sư đoàn dưới chế độ dân chủ pháp trị Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam trước 1975. Thế nhưng, khác với Luật sư đoàn Việt Nam Cộng hòa, là một đoàn thể nghề nghiệp tư nhân, độc lập tuyệt đối với chính quyền về tổ chức, điều hành và hoạt động nghiệp vụ theo Quy chế Luật sư đoàn và trong khuôn khổ pháp luật. Trong khi Đoàn luật sư dưới chế độ XHCN hiện nay, luôn có chi bộ đảng CSVN lãnh đạo, là một thành viên của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, một tổ chức ngoại vi của đảng CSVN để quản lý các đoàn thể quần chúng.
Như vậy dưới chế độ cộng sản đảng CSVN lãnh đạo tuyệt đối "luật pháp", tòa án thi hành luật do đảng đặt ra. Luật này chỉ xử dân chứ không xử quan đảng. Vì vậy luật sư chỉ để lừa dân là nước có pháp luật, từ đó chấp nhận đảng cai trị mà không xuống đường thay đổi thể chế chính trị.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét