Thứ Hai, 29 tháng 7, 2019

NGHỊCH LÝ CỦA DÂN VIỆT .

Một điều lạ lùng là ngày xưa cộng sản nói gì , xúi gì dân Việt cũng nghe theo không cần suy nghĩ. Có những việc có thể hiểu được như Hồ Chí Minh nói " Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ". Đó là do xuất phát từ lòng yêu nước dù là yêu nước ngộ nhận, chưa chín chắn nên có thể chấp nhận. Đến những việc phi lý như " Dù có đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng kiên quyết giành cho được độc lập" hay " Xây dựng thành công thiên đường CNXH".
Rõ ràng rừng Trường Sơn bị đốt, bị đốn cháy trụi nhưng độc lập có giành được đâu? Ngày nay tất cả đều phụ thuộc vào Trung Quốc. Việt Nam làm ăn với tất cả các nước dân chủ đều có xuất siêu, nghĩa là có lãi. Nhưng được bao nhiêu đem cúng cho Trung Quốc cả. Nhập siêu với Trung Quốc qua đường chính ngạch là 20 tỷ USD, chưa kể qua đường buôn lậu, dân Trung Quốc mang vào khi cửa khẩu thông quan. Bên cạnh đó là phụ thuộc về chính trị văn hóa , quân sự, y tế...
Chủ nghĩa xã hội như một hệ tư tưởng chính trị đơn nguyên rõ ràng là không tưởng nhưng "trí ngủ" Việt Nam vẫn tin sái cổ.
Nhưng có một điều cả thế giới đã chứng thực là đúng đắn nhưng dân Việt không hề tin. Đó là phương pháp thay thế độc tài bằng dân chủ theo 198 cách "bất tuân dân sự".
Đã có mấy chục nước thành công khi đi theo con đường này nhưng "trí ngủ" Việt vẫn nói một cách chắc chắn " Phương pháp bất tuân dân sự không thể thành công ở Việt Nam vì dân trí thấp".
Ủa một dân tộc có thể nghe cộng sản xúi làm anh hùng Ngô Mây ôm bom cảm tử, Tô Vĩnh Diện lấy thân chèn pháo, bỏ sỏi đá vào túi cho nặng cân để "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước", rồi nào là làm biệt đông thành khủng bố , đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang, chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích, hoạt động bí mật, nội gián... tất cả đều làm được tuốt luốt mà bây giờ chỉ yêu cầu làm một việc cỏn con là ...bất hợp tác với thằng lừa đảo cũng không làm được là sao?
Điều này chẳng khác gì một đoàn người chạy trốn núi lửa phun nham thạch tới chân buộc phải bơi qua sông .Tất cả đều bơi qua đươc hết, chỉ có một vài người đứng lại tuyên bố" Chúng tôi không thể bơi qua được vì dân trí quá thấp".
OK , anh không bơi qua được vì không vận dụng não bộ kệ anh. Anh đứng đó nếu mà sống được, không chết bởi nham thạch thì lý lẻ của anh là đúng. Nhưng nếu anh bị diệt chủng thì đừng trách sao thế giới không chỉ cho anh con đường sáng để đi.
Anh chỉ có thể bảo rằng cầm súng đánh nhau chiến tranh , chết chóc anh không làm được thì còn có lý. Còn việc bất tuân dân sự rất đơn giản, nó đi từ thấp đến cao. Bước đầu chỉ là không thèm treo cờ của chính quyền trong các ngày lễ. Không cần phải chào lá cờ của chính quyền áp đặt cho mình, không đứng vào các tổ chức do chính quyền nhào nặn nên, không xuống đường ăn mừng các thành tích của chính quyền như bóng đá , lễ hội... Không hát, không nghe những bài hát ca ngợi chính quyền...
Từ giai đoạn thấp này dần dần mới chuyển sang giai đoạn cao. Đó là bất hợp tác trong tất cả các lĩnh vực chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế, công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp... dẫn đến đình công. Và đỉnh điểm là xuống đường đánh chiếm các khu trung tâm, phong tỏa tài chính, kinh tế của chính quyền...
Không phải chuyện gì cũng "một tấc là có thể lên đến trời", nhất là việc thay đổi một định chế xã hội. Nước Mỹ có một bộ phim thể hiện lòng kiên nhẫn. Một người đàn ông bị tòa xử oan vì giết vợ và tình địch . Anh ta bị chung thân cho một hành động không hề làm nên nuôi ý định vượt ngục ngay từ lúc mới đăt chân vào tù.Thế là mỗi ngày anh ta lấy một con dao nhỏ bằng lóng tay được cất giấu kỷ để cạo một chút ít vôi vữa trên tường phòng giam. Sau đó bỏ vào túi áo và đem rải bí mật khi được ra ngoài hoặc khi đi ăn cơm. Anh ta kiên nhẫn làm và ngụy trang đường thoát ấy trong 19 năm trời. Cuối cùng cũng khoét được một đường thoát bằng một người chui lọt. Thế là cái án chung thân thành cái án có thời hạn.
Người dân Việt Nam không có lòng kiên nhẫn ấy. Họ buông súng ngay từ khi bước vào vạch xuất phát dù con đường ấy đã có người đi qua và chứng minh là đúng đắn.
Với người Việt tất cả mọi con đường đều bất khả thi. Chỉ có cái chết và nô lệ là khả thi nhất. Tuy nhiên nếu các chế độ độc tài dùng cảm xúc để tuyên truyền thì họ không ngần ngại lao đầu vào cái chết như những con thiêu thân lao vào ánh lửa để xây đắp quyền lực cho bọn cai trị . Với những phương pháp giải thể đôc tài đứng lên làm người, cởi ách nô lệ thì thế nào họ cũng tìm ra cách ngụy biện, đổ thừa là người Việt Nam không làm được , chỉ biết khoanh tay chờ cái chết ập đến mà thôi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét