Thứ Tư, 16 tháng 8, 2017

CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN ĐANG BẾ TẮC VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.

Trong giai đoạn cuối cùng của một chế độ độc tài - chế độ công an trị- CSVN đã bộc lộ tất cả sự bế tắc tùy tiện của nó về tính chính danh và luật pháp.Nó cho thấy tầng lớp nắm giữ quyền lực đang làm mọi cách để duy trì địa vị thống trị được ngày nào hay ngày đó.
Bên cạnh một bản hiến pháp đầy rẫy những lỗi logic là một hệ thống luật pháp chồng chéo, giẫm đạp lên nhau. Chưa kể còn cả một loạt các văn bản dưới luật như thông tư,nghị định ban hành một cách vô pháp vô thiên.
Trong khi ở các nước có pháp trị , họ có một cơ quan "nhặt rác" là tòa bảo hiến để nhặt tất cả các đạo luật, các sắc lệnh hành pháp của tổng thống , thống đốc vi hiến, mâu thuẫn với hiến pháp để bỏ vào thùng rác thì hệ thống pháp luật Việt nam cho đó là điều xa xỉ.
Vi hiến thì có sao?
Bởi vậy các đạo luật như 79, 88 ,258 ngang nhiên vi phạm quyền tự do ngôn luận, một quyền cơ bản của con người để bỏ tù những người bất đồng chính kiến dưới tội danh "chống lại chính quyền nhân dân". Thực tế những kẻ bị bỏ tù là nhân dân thì không thể chống lại chính mình và một chính quyền nếu được người dân bầu bằng lá phiếu thì không thể lật đổ.
Chế độ công an trị còn gây ra những mâu thuẫn lớn khi để cho bộ phận công an tra tấn nghi phạm gây ra những cái chết tang thương cho người dân, những bản án oan tử hình không đúng thủ phạm để bao che cho những kẻ có chức quyền. Trên hết là hiến pháp cho phép cướp đất , cướp quyền tư hữu của người dân để tạo ra một tầng lớp dân oan đông đảo, thề sống chết với chính quyền để giành lại cái quyền này.
Những ngày qua hệ thống pháp luật của CSVN đã phạm một sai lầm thô thiển trước thái độ bất tuân dân sự khôn khéo của các tài xế miền Tây. Chúng đưa 19 lái xe vào tội danh gây cản trở cho các trạm thu phí bất hợp lý bằng tiền lẻ. Như vậy chúng đã khẳng định "tiền lẻ" do ngân hàng nhà nước của chúng in ra là không thể xài được? Và chúng cũng cố tình quên mất một điều " nhân dân có thể làm bất cứ điều gì mà pháp luật không cấm".
Cũng như vụ Đồng Tâm, CSVN chọn cách thương lượng ban đầu để tránh gây ra một đám cháy lớn. Nhưng chúng lại lo sợ nó có thể trở thành một tiền lệ nên bất chấp những văn bản viết tay đã ký để trở mặt thanh trừng cán bộ xã , truy tố người dân...để bộc lộ ra một điều là luật pháp dưới chế độ này đã không còn hiệu lực.
Chính thể chế chính trị một đảng là nguồn gốc sâu xa của hệ lụy này. Không có sự kiểm soát của đối lập hợp pháp , quyền lực của thể chế một đảng sẽ ngày càng tạo ra tham nhũng, bất công,oan sai... Cho dù chúng có ưu đãi cho ngành công an "thanh gươm,lá chắn của chế độ", cho dù điểm đầu vào của đại học công an là 25-30 với những biệt đãi cách mấy thì quyền lợi mà chế độ ban phát cho tấm khiên này cũng không thể ngăn được những bất công ngày càng tuôn trào như thác lũ,triều dâng trong lòng xã hội.
Và cũng sẽ đến thời điểm khi bất công tích tụ quá giới hạn thì bạo lực sẽ bùng phát và chính thế lực "thanh gươm,lá chắn" này sẽ hứng chịu tất cả sự thịnh nộ của người dân.Tuy vậy đòi hỏi chế độ này cải cách thể chế là một điều ảo tưởng.
Chúng sẽ bám lấy quyền lực bằng bất kỳ giá nào. Cho dù có bế tắc về mặt lý luận và thực tiễn đến đâu thì chế độ vẫn luôn luôn nhớ câu "còn đảng, còn mình". Chúng đang cố gắng vơ vét chuyến tàu cuối trước khi lên đường tháo chạy để giao nước cho kẻ đã mua từ cả một thế kỷ trước đó : Trung Quốc.
Và có lẻ ngày mà kẻ mua đến nhận hàng từ tay kẻ bán đã không còn xa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét