Thứ Sáu, 15 tháng 12, 2017

20 NĂM KỂ TỪ KHI CÓ INTERNET(1997-2017) PHONG TRÀO DÂN CHỦ CỦA VIỆT NAM VẪN LOAY HOAY BẾ TẮC.

TRONG KHI ĐÓ SERBIA CHỈ CẦN 10 NĂM LÀ CÓ THỂ LẬT ĐỔ ĐƯỢC ĐỘC TÀI.
Chiến lượt đấu tranh bất bạo động ở Serbia kéo dài hơn 10 năm, cuối cùng đã đưa đến kết quả thành công cho những người ủng hộ phong trào dân chủ. Trong thời gian đó Milosevic đã rất thành công trong việc giữ vững quyền lực của mình, ông đã tồn tại được bao nhiêu lần bị tẩy trừ của các thế lực bên ngoài, chủ yếu là dựa vào sức mạnh sẳn có của ông và những xung đột lẫn lầm lỗi mà các thế lực chống đối ông cũng như phong trào ủng hộ dân chủ đã phạm phải.
Để hiểu được tính chất căn bản của cuộc đấu tranh bất bạo động của Serbia, hãy đọc phần dưới đây:
14.05.1989
Đài radio độc lập đầu tiên “Đài Thanh Niên – B92” được thành lập tại Belgrade.
08.03.1990
Tờ báo “Dân Chủ” đầu tiên của đảng đối lập Serbia chính thức ra đời.
13.06.1990
Cuộc biểu tình phản đối chính phủ đầu tiên đã diễn ra trước trụ sở của đài truyền hình Quốc Gia. Nhà văn nỗi tiếng của Serbia là người thành lập đảng Dân Chủ, ông Borislav Pekic bị trọng thương trong cuộc hành hung của cảnh sát đối người những người biểu tình.
Tháng 08 1990
Buổi đại hội đầu tiên (cũng là cuối cùng) có mặt 6 nhóm đại diện của cựu Cộng Hòa Xã Hội Yugoslavia, được khởi xướng bởi các đảng đối lập của người Serbia. Buổi đại hội này nhằm đưa ra những phương án đấu tranh bất bạo động giải quyết các vấn đề chống đối và thù nghịch đang gia tăng giữa cộng đồng Balkans. Buổi đại hội được tổ chức ở thủ đô Bosnia Sarajevo và đã không đạt được kết quả nào.
09.03.1991
Cuộc biểu tình của nhóm đối lập lần đầu tiên đươc diễn ra ở quảng trường Belgrade dưới sự lãnh đạo của đảng Phong Trào Đổi Mới Serbia (PTĐMS) và đảng Dân Chủ. Đoàn biểu tình đòi hỏi phải trả ngay lập tức, sự tự do cho đài truyền hình Quốc Gia và đòi hỏi một cuộc bầu cử công bằng, minh bạch. Đoàn biểu tình đã nhận được những phản ứng rất bạo động của đội cảnh sát. Một trong những người biểu tình và một cảnh sát đã mất mạng trong cuộc xung đột này. Các tổ chức trong nước kêu gọi sự can thiệp của quân đội. Khuya đó quân đội đã tái lập được trật tự trên các đường phố của thủ đô Belgrade.
10.03.1991
Cuộc phản kháng bất bạo động do các sinh viên của Belgrade đã diễn ra tại quảng trường Terazije. Đã có hơn 10 000 học sinh/ sinh viên diễn hành với chủ đề “ Chiếm đóng bất bạo động”, được sự lãnh đạo của “Quốc Hội Sinh Viên Terazije”. Họ đã chặn các ngã đường chính của thành phố Belgrade với 24 giờ chiếm đóng bằng cách ngồi yên tại chổ cho đến khi quân đội phải rút lui khỏi các con đường của thành phố.
Tháng 02.1992
Cuộc vận động bằng thỉnh nguyện thư yêu cầu Slobodan Milosevic phải từ chức đã được hơn 500 000 công dân Serbia ký tên. Milosevic hoàn toàn không quan tâm đến sự việc này.
Mùa Xuân 1992
Một cuộc biểu tình với con số khổng lồ của sinh viên bắt đầu ở Đại học Belgrade, trải rộng đến các thành phố ở Novi, Sad, Nis và Kragujevac. Sinh viên yêu cầu trả sự độc lập và dân chủ hoá cho Serbia, họ tuyên bố “khu vực tự do” ở quảng trường của sinh viên thuộc đại học Belgrade, tổng diện tích của thành phố gồm có 11 trường đại học. Các đảng đối lập có uy tín cũng gia nhập vào đoàn người phản đối. Tuy nhiên cuộc biểu tình này đã không mang lại kết quả gì.
Tháng 05.1992
Đảng đối lập Serbia đã kêu gọi tẩy chay bầu cử và đòi phải có cuộc bầu cử minh bạch và công bằng, có các cơ quan truyền thông theo dõi
31.05.1992
Tổ chức an ninh liên minh quốc tế quyết định cấm vận kinh tế đối với Serbia vì Serbia đã tham gia vào cuộc xung đột quân đội với Balkans.
28.06.1992
Hơn 10 000 người đã xuống đường trong 2 tuần lễ dài với đảng đối lập và diễn hành trước tòa thị chính Quốc Hội Liên Bang (Vidovdanski Sabor) để làm tăng áp lực đòi hỏi một cuộc bầu cử minh bạch và công bằng.
Mùa Thu 1992
Tổng thống Serbia ông Slobodan Milosevic vì chịu nhiều áp lực nên đã có nhiều cuộc thương thuyết với các lãnh tụ đảng đối lập và cuối cùng phải chịu cho bầu cử sớm.
19.12.1992
Tại lần bầu cử Hạ Viện và tiểu bang, đảng đối lập đã thắng lớn với 11 ghế trong Hạ Viện và kể cả một số ghế của Belgrade. Đảng Xã Hội của Milosevic đã gặp phải khó khăn nhưng vẫn chiếm phần thắng ở Hạ Viện của Serbia.
02.06.1993
Sau một biến cố bạo động xảy ra với các chính khách của đảng lãnh đạo Serbia, Branislav Vakic và một người lãnh đạo của đảng đối lập Phong Trào Đổi Mới Serbia (PTĐMS) – nguyên chữ tắt (SPO) đứng ra tổ chức cuộc biểu tình phản đối ngay trong đêm đó. Họ vây quanh toà Hạ Viện và hô hào ủng hộ nghị sỹ của họ đang bị thương. Sau cuộc xung đột với cảnh sát ở phía cổng chính, kết quả là một cảnh sát bị bắn và chết tại trong đêm đó. Sau nhiều giờ trôi qua, cảnh sát đã tràn vào cơ sở của PTĐMS bắt giữ và hành hung thủ lãnh Vuk Draskovic.
Cuối tháng 06 1993
Dưới sự áp lực ngày một gia tăng của các đảng đối lập, Milosovic đã quyết định thả ông Draskovic.
Tháng 12 , 1993
Đảng Xã Hội của Milosovic thua đậm trong lần bầu cử sớm, đối nghịch với ý muốn của những người ủng hộ ông. Sau cuộc khủng hoảng, Milosovic tái lập chính quyền với một đảng đối lập không tầm cỡ – đảng Tân Dân Chủ (ND).
09.03.1996
Hai đảng đối lập PTĐMS và đảng Dân Chủ được sự ủng hộ của đồng minh Civic thuộc Serbia, họ thành lập một liên đảng “Đồng Minh” (Zajedno). Thông cáo về liên đảng Đồng Minh được tuyên bố trong buổi xuống đường tuần hành rầm rộ nhằm kỷ niệm 5 năm lần đầu tiên đảng đối lập xuống đường ở Serbia.
Tháng 11, 1996
Ngày 17.11 với áp lực của đồng minh NATO ở Bosnia, bầu cử đã được tổ chức tại Hạ Viện Quốc Gia Yugoslav. Liên đảng đối lập Đồng Minh (Zajedno) nắm phần thắng ở 32 đô thị tính luôn Belgrade. Ngày 20.11 Ủy Ban Bầu Cử thông báo phải đếm lại số phiếu đã được thắng của đảng đối lập. Ngày 25.11, Milosevic tự hủy bỏ kết quả bầu cử của ngày 17.11. Ngay lập tức các cuộc xuống đường tuần hành rầm rộ và hầu như không có bạo động. Ngày 27.11 Milosevic tổ chức một cuộc bầu cử khác. Các đảng đối lập đồng tẩy chay cuộc bầu cử này. Số người xuống đường ngày một gia tăng.
Tháng 12, 1996
Trong khi cả trăm ngàn người xuống đường tuần hành biểu tình, Milosevic mời sự kiểm duyệt kết quả bầu cử của quốc tế. Ngày 27.12, Hội Đồng An Ninh và Hợp Tác của Châu Âu ra lệnh Serbia phải phục hồi kết quả bầu cử của ngày 17.11 hay đối đầu với sự bỏ rơi của thế giới.
Tháng 01, 1997
Bị bao vây bởi sự phản đối không ngừng của khối đối lập trên các ngã đường, Milosevic phải nhìn nhận là mình đã thua trong lần bầu cử qua tại thành phố Nis, các người cầm đầu của khối đối lập thề nguyện rằng họ sẽ tiếp tục biểu tình cho đến khi nào kết quả của bầu cử ngày 17.11.1996 được tôn trọng và chính thức công bố. Ngày 14,01 Ủy Ban Tổ Chức bầu cử tại Belgrade và các nơi khác kêu gọi bầu cử thêm lần nữa để có thêm ghế cho các đại diện đảng.
Tháng 02, 1997
Ngày 04.02 Milosevic tuyên bố ông sẽ hồi phục lại sự chiến thắng của các khối đối lập trong cuộc bầu cử ngày 17.11.1996. Các cuộc biểu tình vẫn tiếp tục xảy ra, họ yêu cầu phải cải cách trong bầu cử và tự do báo chí.
Tháng 07, 1997
Theo Hiến Pháp, Milosevic đã hết nhiệm kỳ tổng thống của Serbia. Ông lại được bầu làm tổng thống của Yugoslavia.
Tháng 12, 1997
Trong cuộc tranh luận trước khi bầu cử, Milosevic liên kết với Mila Milutinovic và tuyên bố đã thắng 5 năm nhiệm kỳ làm tổng thống của Serbia.
Tháng 8, 1998
Sau nhiều tháng đánh nhau, quân đội của Milosevic đã đánh bại quân Giải Phóng Kosovo. Đây là quân đội đã cố gắng giành lại nền độc lập cho Kosovo. Các tổ chức quốc tế quan tâm và chú ý đến các cuộc nỗi loạn.
Tháng 10, 1998
Hiệp Định ngưng bắn của Kosovo đã được ký kết. Hội Đồng Bảo An đe doạ sẽ tấn công bằng không quân nếu Milosevic không chịu rút lui quân đội. Khi những lời đe dọa đã lắng xuống, quân đội của Yugoslav lại trở vào Kosovo. Sự bạo động lại tiếp diễn. Đầu tháng 10 tại Belgrade, có vài chục sinh viên của tổ chức mới thành lập có tên Otpor (Kháng Cự). Lúc ban đầu mục tiêu của họ là làm sao hủy bỏ đạo luật gia nạp các sinh viên vào sự điều khiển của đảng Xã Hội Chủ Nghĩa và xoá bỏ luật giới hạn truyền thông. Đến cuối tháng 04 có 4 hội viên đã bị bắt vì đã xịt màu sơn vẽ hình biểu tượng của tổ chức Otpor (Kháng Cự) trên các tường của thành phố Belgrade. Hình này là một bàn tay nắm chặt giơ lên rất cương quyết hành động.
Tháng 03, 1999
Sau những cố gắng thương thuyết bị thất bại. Nato phát động các đợt tấn công vào khu quân đội và các khu công nghiệp ở Serbia và Kosovo. Milosevic vẫn không nhường bước.
Tháng 05, 1999
Ngày 24.05. Tòa Án Quốc Tế đã truy tố Milosevic về các tội sát hại nhân loại.
Tháng 06, 1999
Qua Hiệp Định được thỏa thuận bởi môi giới của Russia, Serbia trút lui quân đội tại Kosovo với điều kiện là Nato ngừng thả bom. Các cuộc biểu tình phản kháng chính phủ lại tiếp tục.
Tháng 08, 1999
Sau nhiều ngày tháng xuống đường phản kháng, Otpor (Kháng Cự) đã tổ chức lễ sinh nhật cho Milosevic ở thành phố Nis. Quà tặng sẽ là bộ đồng phục tù nhân và vé bay một chiều tới Hague (Chú thích của người dịch: Hague là nơi có Tòa Án Quốc Tế, nơi đây sau này tổng thống Milosevic đã bị xét xử về tội diệt chủng, sau khi ông bị bắt năm 2001. Vụ án đang xử thì ông Milosevic từ trần vì suy tim năm 2006)
Tháng 09, 1999
Các cuộc phản đối vẫn tiếp tục trong khi kinh tế vùng Serbia đang xuống dốc rỏ rệt, dù cho giới lãnh đạo ra sức tuyên truyền sẽ cùng xây dựng lại Serbia. Ngày 21.09 có 20 địa điểm đã xuống đường để bắt đầu các cuộc biểu tình đòi Milosevic phải rút lui. Trong khi đó, các đảng phái đối lập dần dần tan rã, và số người tham gia biểu tình cũng suy giảm thấy rỏ. Ngày 29, 30 tháng 09, lực lượng công an và quân đội đã chia nhóm biểu tình ra thành nhiều nhóm nhỏ vụn vặt.
Tháng 10, 1999
Ngày 02.10 lực lượng công an đã chặn đứng hơn 7000 người biểu tình tuần hành tiến về nhà thương biểu dương sự quân tâm của họ đối với những thành viên bị chấn thương do sự xô xát trong kỳ biểu tình lần trước. Người cầm đầu khối đối lập Zoran Djindjic thề rằng sẽ tiếp tục biểu tình đến nửa tháng 10. Ngày 03.10, thủ lãnh đảng PTĐMS ông Vuk Draskovic bị thương nặng trong một tai nạn xe cộ. Em trai ông Draskovic đã chết trong tai nạn này và ông đổ tội cho lực lượng an ninh của Milosevic. Ngày 14.10 các đảng đối lập đồng lòng đòi phải có cuộc bầu cử sớm.
Tháng 11, 1999
Milosevic và đồng minh đã vượt qua được quyền hạn của chính quyền thành phố trong các vùng mà những cuộc biểu tình đang diễn ra. Ngày 22.10 Otpor đã tổ chức một buổi đại nhạc hội Rock và sau đó các bài tuyên cáo được đọc lên.
Tháng 01, 2000
Otpor đã tổ chức một cuộc xuống đường với số người tham dự khổng lồ trong ngày Tết Orthodox (13.01). Cuộc biểu tình này nói lên rỏ ràng lãnh thổ Serbia đang thống khổ dưới sự cai trị của Milosevic trong 10 năm qua. Chính khách của khối đối lập đã phát biểu. Tất cả đồng lòng kêu gọi bầu cử sớm. Ngày 21.01 Milosevic phản công lại với tờ báo độc lập “Tin Tức Belgrade”, tờ báo này bị phạt 310 000 đồng Nam Tư vì tội đưa tin.
Tháng 03, 2000
Đàn áp báo chí và truyền thông vẫn tiếp diễn. Các tờ báo bị phạt 202 nghìn đồng Nam Tư, đài truyền hình Belgrade tạm thời bị đóng cửa và bị dọa sẽ có nguy cơ ra tòa với các cuộc kiện cáo. Thành viên của Otpor trong 20 thị trấn bị bắt giữ và tra khảo, đánh đập. Không chịu thua, 60 000 poster phản kháng Milosevic đã được dán khắp 67 thành phố và thị trấn.
Tháng 04, 2000
Các cơ quan truyền thông lại bị phạt nặng nề vì đã đăng tải hình ảnh và sinh hoạt của tổ chức Otpor. 10 000 người đổ xuống đường đòi hỏi bầu cử sớm và cách chức Milosevic. Hai thủ lãnh của các đảng đối lập lại xuất hiện bên nhau lần nữa. (lần đầu tiên vào năm 1997).
Tháng 05, 2000
Với lực lượng chính phủ trong thế bị tấn công. 18 chính khách của các đảng đã hợp thành một liên đảng “Đảng Dân Chủ Đối Lập Của Serbia” (DOS). Căng thẳng đã đến mức tột độ với sự ám sát của đồng minh Milosevic vào ngày 13,05. Chính phủ đổ tội giết người cho khối đối lập và Otpor. Trong ngày đó Otpor tổ chức “Hành Động Đầu Hàng”. Họ đã trao tất cả các danh sách những người đã từng tham gia hoạt động trên toàn quốc cho lực lượng cảnh sát. Nhà cầm quyền gia tăng nhanh mức độ đàn áp, bắt tất cả thành viên chống đối và đóng cửa 2 đài truyền hình độc lập. 20 000 người biểu tình mấy ngày liền.
Otpor thử đăng ký để trở thành một đảng chính thức, họ bị chê là không có khả năng và trình độ, đơn đăng ký bị từ chối. Ngày 27.05 các đảng đối lập kết hợp với nhau cùng xuống đường và ngày 29.05 nhà cầm quyền đưa ra tuyên bố đổ lỗi cho tình trạng hổn loạn là do áp lực và truyền thông quốc tế do NATO điều khiển và các hoạt động của nội bộ cột thứ năm (“Nội bộ cột thứ năm” là thành ngữ mà Milovevic hay thường dùng đến trong các cuộc tuyên truyền của ông ta, “nội bộ cột thứ năm” dùng làm biểu tượng mô tả đặc điểm phản bội của các kẻ thù ngịch với Milosevic, NATO phản bội, Kẻ thù của tổ quốc bị mua chuột bởi NATO, v,v…)
Tháng 07, 2000
Ngày 17, hội viên của Otpor tổ chức buổi diễn hành chủ đề nhại lại thơ văn, tin tức được đăng tải trong các tờ báo của chính quyền, đồng thời bi kịch hoá đời sống khó khăn do mức lạm phát, giá cả thị trường tăng cao đến mức chống mặt. Milosevic đã đẫy Quốc Hội vào thế phải sửa đổi Hiến Pháp để cho ông ta giữ thêm hai nhiệm kỳ được làm tổng thống. Tin loan báo ngày bầu cử đã được ấn định 24.09
Tháng 08, 2000
Sắp đến ngày bầu cử, Otpor khai trương một chiến dịch “ChốngMilosevic” với khẩu hiệu “Ông ấy hết thời!”. Khẩu hiệu này được xuất hiện rất nhiều nơi. Ngày 08.08 sinh nhật của Milosevic, Otpor cho trưng bày các tấm thiệp sinh nhật châm biếm Milosevic và đã được dựng ở khắp các quãng trường của Serbia.
Tháng 09, 2000
Cơ sở chính của Otpor bị bố rắp bất ngờ và rất nhiều tài liệu bị tịch thu. Cuộc bầu cử được xảy ra đúng ngày 24.09 trong sự phỉ báng, gièm pha của các phe đối lập. Hơn 30 000 người giám sát khoảng 10 000 địa điểm bỏ phiếu bầu cử để ngăn chặn sự gian trá. Đến cuối ngày thì ban giám khảo tuyên bố Milosevic đã bị thua với con số chênh lệch rất lớn. Tổng thống mới là ông Vojislav Kostunia, ứng cử viên của DOS (Đảng Dân Chủ Đối Lập Của Serbia). Ông là một học giả và luật sư chưa có vết tỳ bẩn của những thủ đoạn thối nát, gian trá chính trị của Serbia. Ông Milosevic nói giữa ông và Kostunia không có ai nhận được số phiếu bầu đủ để thắng và đề nghị hủy bỏ kết quả cuộc bầu cử. Đảng đối lập kêu gọi cuộc tổng đình công để bắt buột Milosevic phải công nhận kết quả.
Tháng 10, 2000
Bắt đầu là cuộc bãi công của công nhân hầm mỏ, sau đó từng khu vực kinh tế nối tiếp nhau đình công làm cho cả đất nước rơi vào tình trạng đình trệ. Đoàn biểu tình chặn các ngã đường với chướng ngại vật và ngay cả lấy thân mình của họ để chặn đường. Khi Milosevic ra lệnh cho quân lính đến để dẹp tan đoàn biểu tình. Hàng chục ngàn người xuống đường thêm sức mạnh.
Đến ngày 05.10 cả đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng đứng yên. Cả trăm ngàn người yên lặng đổ vào thành phố Belgrade. Một số cảnh sát thừa nhận lệnh ban truyền nhưng từ chối không tuân lệnh. Đến cuối ngày đoàn biểu tình chiếm được toà nhà Quốc Hội và đài radio, truyền hình do nhà nước quản lý. Những nhà lãnh đạo ở Châu Âu kêu gọi Milosevic phải từ chức. Ngày 06.10, Milosevic nhìn nhận sự thất bại của mình. Lãnh đạo quân đội chúc mừng Kostunia thắng cử.
Tháng 04, 2001
Ngày 01.04, Slobodan Milosevic bị bắt bởi cảnh sát Serbia vì những tội ông đã làm khi còn tại chức, đây là bước đầu trong tiến trình đưa Milosevic trước vành móng ngựa của Toà Án Quốc Tế ở Hague.
Tháng 06, 2001
Ngày 26.06, Milosevic bị dẫn độ đến Hague để bắt đầu phiên xử về tội diệt chủng của ông.
Người dịch Uyên Di.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét