Thứ Bảy, 23 tháng 12, 2017

TỪ VIỆC TIẾP QUẢN CHÍNH PHỦ VNCH CỦA CSVN ĐỂ NGHĨ VỀ VIỆC TIẾP QUẢN CỦA CHÍNH PHỦ TRUNG QUỐC VỚI CHXHCNVN SAU NĂM 2020.

Nguyên tắc là khi một chính quyền này lên thì kế thừa ngân khố và các khoản nợ của chính quyền cũ. CSVN sau khi chiếm miền Nam đã ẳm trọn 16 tấn vàng của đệ nhị VNCH. Số vàng này gồm 1.234 thỏi, nặng khoảng 16 tấn, trị giá 71,658 triệu đô-la Mỹ theo giá vàng vào thời điểm đó.
Sau 40 năm, sự thật bắt đầu được sáng tỏ. Theo báo Tuổi Trẻ, trả lời câu hỏi 16 tấn vàng VNCH được sử dụng ra sao, cựu thống đốc Ngân hàng nhà nước Lữ Minh Châu nói:
“Nó đã được bán ra quốc tế trong tổng số hơn 40 tấn vàng để giải quyết những vấn đề khó khăn cấp bách của quốc gia, trong đó có miếng ăn của người dân”.
Cụ thể, từ năm 1979, 40 tấn vàng đã được CSVN bí mật chở sang cống nộp cho Liên Xô, trong đó có 16 tấn vàng của VNCH. 24 tấn vàng còn lại là do cộng sản cướp được của nhân dân miền Nam qua các chiến dịch đánh tư sản.
Đổi lại, CSVN được Liên Xô gửi lương thực cứu đói bằng bo bo – một một món ăn kinh hãi đối với người dân miền Nam sau ngày ‘giải phóng’.
“Chuyến hàng đầu tiên rời Hà Nội ngày 1-12-1979, số lượng 101 hòm, nặng 4.455kg… Sau đó là những hợp đồng giao vàng tái chế, vay mượn, cầm cố bán vàng với số lượng hơn 40 tấn, thu được trên 500 triệu USD”- đó là một đoạn trích phát biểu của ông Nguyễn Văn Dễ, nguyên tổng giám đốc Ngân hàng Vietcombank, được ghi lại trong cuốn Lịch sử Ngân hàng Ngoại thương VN.
“Cuộc chiến vừa kết thúc, chúng tôi đã lật từng sổ sách, chứng từ, kiểm tra từng kho quỹ, tầng hầm ngân hàng để tìm nguồn khôi phục đất nước sau chiến tranh. Thấy thỏi vàng nào cũng mừng. Tìm ra đồng đôla nào cũng vui. Trung ương cử người vào giám sát chặt chẽ và chúng tôi vẫn liên tục báo cáo ra Hà Nội” - ông Ba Châu tức Lữ Minh Châu kể.
Sau ngày 30-4-1975, chính quyền Việt Nam cộng hòa để lại nhiều thứ. Đôla ở ngân hàng Mỹ, vàng đầy trong kho bạc Bến Chương Dương. Cơ sở hạ tầng miền Nam cũng còn gần như nguyên vẹn.
Thành phố Sài Gòn thì vẫn 100% như cũ, kể cả hàng chục ngàn doanh nhân, hàng chục ngàn cơ sở doanh nghiệp lớn nhỏ chẳng cái nào bị đốt phá.(Báo Tuổi trẻ)
Đoàn tiếp quản CSVN khi tiếp quản Ngân hàng quốc gia Việt Nam cộng hòa đã cảm thấy nhẹ nhõm và rất vui khi hầu hết sổ sách, chứng từ, tài liệu báo cáo hoạt động và tài sản ở các ngân hàng đều còn tương đối đầy đủ.
Thực tế không như một số tin đồn đã xảy ra như tiêu hủy, tẩu tán để quân giải phóng không thể tiếp quản được “mạch máu” nền kinh tế miền Nam.
Đến thời điểm 30-4-1975, tổng số vàng dự trữ quốc gia của Việt Nam Cộng hòa còn lại gần 22 tấn. Trong đó có 16 tấn vàng thoi trữ ở tầng hầm Ngân hàng Quốc gia và 5,7 tấn vàng gửi tại ngân hàng Thụy Sĩ.
Trong đó, tiền các loại thu được trong kho Ngân hàng Quốc gia 125 tỉ đồng, gồm cả những tờ mệnh giá 1.000 đồng in hình các con thú mới chuẩn bị phát hành vẫn đang niêm phong dưới tầng hầm Ngân hàng Quốc gia. Tiền quỹ lưu dụng 7,8 tỉ đồng và tiền quỹ của các ngân hàng tư nhân trên 19 tỉ đồng.
Đặc biệt, tổng dự trữ ngoại hối của chính phủ Sài Gòn cũ là 252,2 triệu USD, số dư có 138.798.820 USD do Ngân hàng Quốc gia và 26 ngân hàng thương mại gửi ở nước ngoài mà chủ yếu là Mỹ và Thụy Sĩ.
Tuy nhiên sau 1975, chính sách cấm vận của Mỹ đã phong tỏa hơn 97 triệu USD.
Nhiệm vụ quan trọng của đội ngũ tiếp quản là phải tìm cách thu hồi số ngoại tệ đang gửi ở nước ngoài của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam Cộng hòa, khẳng định quyền thừa kế của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam...
THỂ CHẾ NÀO ĐẠI DIỆN CHO ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM ?
Một trong những vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất giữa người Việt với nhau khi nói đến cuộc chiến Việt Nam trong giai đoạn từ 1954-1975 là về tính chính danh của hai nhà nước ở hai miền Nam-Bắc Việt Nam.
Hiệp định Geneva 1954 nhấn mạnh việc tạm thời chia đôi nước Việt Nam tại vĩ tuyến 17 không đồng nghĩa với việc thiết lập ranh giới lãnh thổ và chính trị giữa hai miền Nam-Bắc.
Tháng 1, 1950, cùng với Trung Quốc và Liên Xô, các quốc gia cộng sản Đông Âu công nhận tính chính danh của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (VNDCCH) đối với lãnh thổ Việt Nam.
Cũng vào đầu năm 1950, Liên hiệp Pháp công nhận quyền tự trị và nền độc lập của Quốc gia Việt Nam (QGVN), tiền thân của Việt Nam Cộng hòa (VNCH), dựa trên một số hiệp ước được ký kết trước đó giữa hai nước vào năm 1949.
Đến tháng 2, 1950, Anh, Hoa Kỳ và một số nước Tây phương đều công nhận QGVN là thể chế lãnh đạo của nước Việt Nam.
VNCH đã từng xin tham gia vào LHQ từ đầu thập niên 1950. Sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, VNDCCH cũng nộp đơn làm thành viên. Tuy nhiên, cả hai đều gặp phản đối từ thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an.
Ngày 30/4/1975, chế độ VNCH bị thay thế bởi chính quyền của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (CHMN), nhưng vẫn giữ vị thế một nhà nước độc lập đối với VNDCCH tại miền Bắc.
Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam thực ra chỉ là con bù nhìn rơm của VNDCCH.Mục đích là để nâng cao uy thế chính trị trên bình diện quốc tế, tạo vị thế pháp lý để lãnh đạo nhân dân miền Nam.
Các chính phủ công nhận Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam trong nửa đầu tháng 5/1975: Thái Lan, Thụy Điển, Phần Lan, Ấn Độ, Đan Mạch, Pakistan, Jamaica, Cyprus, Chính phủ liên hiệp dân tộc lâm thời Lào, Nigieria, Kuwait, Nhật Bản, Úc, Nepal, New Zealand, Anh, Ý, Pháp, Bỉ, Canada; ngày 18 là Jordan và Ấn Độ lập quan hệ ngoại giao.
Đến ngày 8/8/1975, Hội đồng Bảo an đã đồng thuận chấp nhận và đề cử với Đại Hội đồng LHQ cho cả hai quốc gia VNDCCH – Bắc Việt lẫn CHMN – Nam Việt được tham gia vào LHQ.
Như vậy chúng ta nhận thấy rằng, bằng nhiều hành động khác nhau, cả hai chính phủ VNCH và VNDCCH đã khẳng định tư cách quốc gia của mình trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam từ năm 1954-1975.
Tuy nhà nước Việt Nam hiện nay chưa bao giờ chính thức công nhận chính thể VNCH nhưng CHXHCN Việt Nam lại liên tục công nhận tư cách quốc gia của VNCH một cách gián tiếp, qua việc thừa kế hoặc tiếp nhận tư cách thành viên của VNCH tại các tổ chức và định chế tài chính quốc tế.
Và VNCH với chính sách nhân bản của mình đã không hề để nợ lại cho VNDCCH và một thủ đô còn nguyên vẹn.
Nhưng nếu chính quyền Trung Quốc tiếp quản Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Hiệp ước Thành Đô 1990 thì sao ?
Ngày 2 Tháng 9, 2014, khoảng 20 cựu giới chức quân nhân gửi kiến nghị lên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu công bố những ký kết giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc mà đến nay vẫn là bí mật. Họ cho rằng những cam kết đó tổn hại đến chủ quyền đất nước. Ký tên trong lá thư ngỏ có Trung tướng Lê Hữu Ðức, Thiếu tướng Trần Minh Ðức, Thiếu tướng Huỳnh Ðắc Hương, Thiếu tướng Lê Duy Mật, Thiếu tướng Bùi Văn Quỳ, và Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh.
Cuối năm 2014, 2 tờ báo Trung Quốc là Tân Hoa Xã và Thời báo Hoàn cầu, đã loan tin rằng ở cuộc gặp nhằm bình thường hóa quan hệ hai nước này, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã "sẵn sàng chấp nhận để Việt Nam làm một khu tự trị của Trung Quốc". ( Wiki- Hội nghị Thành Đô)
Tất nhiên chính quyền Trung Quốc sẽ tiếp nhận một khoản nợ là 431 tỷ USD từ các Ngân hàng quốc tế chứ không được như VNDCCH tiếp nhận rất nhiều vàng và ngoại tệ từ VNCH.
Trung Quốc sẽ phải trả các khoản nợ này nhưng chúng sẽ không dại gì lấy ngân sách của nhà nước Trung Quốc ra trả. Tương tự như CSVN chúng cũng sẽ tiến hành ít nhất 3 lần đổi tiền để cướp xương máu của nhân dân Việt Nam. Tư bản đỏ Việt Nam sẽ không dại như tư sản Hoa Kiều . Chúng sẽ rút kinh nghiệm và tẩu tán tài sản ra nước ngoài để chống đổi tiền.
Và rốt cuộc chỉ là dân trong nước lãnh đủ. Dân nghèo thì không có tiền nên không sợ đổi tiền nhưng họ có sức lao động. Sức lao động cũng là một thứ tài sản để Trung Quốc bóc lột nhằm thanh toán các khoản nợ đã vay với các ngân hàng quốc tế.
Lúc đó Cáo Bình Ngô của Nguyễn Trãi sẽ lại tái diễn ở thế kỷ 21:
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,
Nặng thuế khoá sạch không đầm núi.
Người bị ép xuống biển còng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng.
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu, nước độc.
Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng,
Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét