Thứ Bảy, 23 tháng 12, 2017

TẠI SAO PHẢI ĐÁNH ĐỔ ĐỘC TÀI ?

Nhiều người vẫn còn mơ hồ khi đến bây giờ vẫn cho rằng độc tài vẫn có tốt có xấu và nhiều nước theo độc tài vẫn giàu . Vì vậy không cần đánh đổ độc tài. Họ viện dẫn ông Lý Quang Diệu là nhà độc tài vẫn khiến cho đất nước Singapore giàu mạnh, hoặc như Park Chung Hee với "Huyền thoại sông Hàn" vẫn được nhân dân Hàn Quốc yêu mến, Tưởng Giới Thạch đặt nền móng cho nền dân chủ Đài Loan...
Xin thưa rằng tất cả đều lầm lẫn.
Độc tài có 3 loại đó là : độc tài cá nhân, gia đình trị và đảng trị. Cả 3 loại này đều là kẻ thù của nhân dân và đều cần phải loại bỏ bằng một cuộc cách mạng.
Trong lịch sử của một dân tộc đôi khi hai loại độc tài gia đình trị và đảng trị đại chiến lẫn nhau. Bên nào cũng lợi dụng quốc gia dân tộc để giành chính nghĩa, đặt "chủ nghĩa dân tộc" lên hàng đầu để bịp dân. Nhưng thật ra đều là 2 tên cướp đang đánh nhau. Nếu một trong 2 tên cướp thắng thì dân vẫn khổ như thường. Thay vì chịu sự cai trị của một băng cướp thì họ lại chỉ chịu sự đè đầu của một gia đình. Ví dụ rõ nhất là dòng họ Kim của Bắc Triều Tiên.
Tuy nhiên cả 3 loại cướp cá nhân ,gia đình trị và đảng trị này đều có một mẫu số chung . Đó là:
- Đặt cá nhân, gia đình, đảng phái lên trên hiến pháp.
- Đàn áp đối lập, không chấp nhận đối lập trong hiến pháp.
- Bầu cử giả tạo.
- Quốc hội một đảng kiểm soát.
- Nắm hầu bao ngân sách quốc gia để chi tiêu vô tội vạ.
- Thành lập nhiều tổ chức ngoại vi để tạo vây cánh cho đảng cầm quyền.
- Không có tòa bảo hiến và tối cao pháp viện để giải quyết tranh chấp giữa chính quyền và nhân dân.
- Có tù nhân chính trị .
- Không có báo chí tư nhân và đàn áp tự do ngôn luận.
Tại sao phải đánh đổ độc tài ?
Lý do thứ nhất : Đã là độc tài thì phải chỉ có một đảng. Một đảng thì không thể tạo ra "tam quyền phân lập". Không có tam quyền phân lập thì không thể có pháp trị.Một quốc gia không có pháp trị tức là một quốc gia không có pháp luật mà chỉ là "pháp để trị". Lúc đó sẽ nảy sinh bất công là các cơ quan quyền lực sẽ tự do hành xử để ăn hiếp dân mà không ai trị được chúng.
Lý do thứ hai: đã độc tài một đảng thì dân không có quyền chọn lựa chính quyền. Vì thế vẫn phải ăn mãi một món ăn đã thối nát mục ruỗng.Khi không có quyền bầu cử thì không thể tạo ra động lực để cạnh tranh giữa các đảng phái. Và người dân giống như một khách hàng bị buộc phải mua một món hàng mà mình không thích.
Lý do thứ ba: đã độc tài thì không có đối lập để kiểm soát lẫn nhau. Vì vậy các bất công của dân không được xem xét . Vì thế nạn cướp bóc của dân, xử oan cho dân liên tục diễn ra mà không hề có đại biểu của dân đoái hoài.
Lý do thứ tư: đã độc tài thì tiền bạc của dân làm ra đều vào túi riêng của một cá nhân, một gia đình hay một đảng phái. Chúng có thể bán nước, bán tài nguyên quốc gia để làm giàu mà nhân dân không làm gì được.
Vì thế nói một đất nước độc tài mà có thể giàu là mâu thuẫn. Bởi vì khi tiền bạc vào tay của cá nhân, gia đình ,đảng phái thì chỉ một bộ phận nắm quyền này giàu mà thôi, nhân dân vẫn nghèo sát ván. Nhiều nước như Trung Quốc có đến 1,3 tỷ dân thì tất nhiên tổng sản lượng GDP phải cao hơn các nước như Nhật, Hàn, Đức, Pháp,Anh... có dân số ít hơn hàng chục lần. Do vậy kinh tế của Trung Quốc đứng hàng thứ 2 thế giới cũng không có gì lạ. Bởi vì với dân số ấy Trung Quốc phải so sánh với cả châu Âu về GDP chứ không thể từng nước. Cái chính là GDP bình quân đầu người Trung Quốc đang ở đâu của thế giới.
Singapore không hề độc tài khi vẫn chấp nhận đối lập và thể chế chính trị đa đảng. Park Chung Hee và Tưởng Giới Thạch có tạo ra một số chính sách kinh tế đúng đắn nhưng trên tổng thể vẫn là 2 chế độ đàn áp quyền con người và không có pháp trị(tức không ai ở trên luật). Hai chế độ độc tài này vẫn gặp phải hàng trăm cuộc biểu tình chống đối của nhân dân để chuyển sang thể chế chính trị dân chủ. Và chính dân chủ mới làm cho họ trở nên giàu mạnh chứ không hề nhờ vào độc tài.
Nếu vẫn duy trì chế độ độc tài thì tài sản của nhân dân Hàn Quốc đã rơi vào tay của bà Park Cận Huệ và đảng của bà ta. Và Đài Loan thì rơi vào tay con cháu của Tưởng Giới Thạch chứ không hề vào tay nhân dân. Lấy đâu mà giàu ?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét