Thứ Bảy, 8 tháng 8, 2020

HÃY NHÌN NHẬN LỊCH SỬ MỘT CÁCH KHÁCH QUAN.

 Trên FB này thật tình xưa nay mình chưa hề tấn công bất kỳ một cá nhân nào về chuyện đời tư của họ và cũng không tâng bốc,tô vẽ một mẫu thần tượng nào dù đó là phía độc tài hay phía dân chủ. Tất cả đều chỉ từ thể chế chính trị,hiến pháp ,luật pháp và vai trò cá nhân dẫn đến việc ra đời của thể chế đó. Thế nhưng khi phân tích thể chế đàn áp đối lập,lạm dụng quyền lực,vô pháp vô thiên... thì đụng đến thần tượng của một số người, thế là họ nhảy vào bảo mình nói xấu ông này,ông kia của họ mà không đưa ra được bất kỳ bằng chứng nào. Bởi có đâu mà đưa. Dù là nhà độc tài mình cũng không hề phê phán về lối sống, đạo đức mà chỉ ra hiến pháp dưới thời ông ấy bóp nghẹt dân chủ,không tam quyền phân lập ,không nhân quyền ra sao ?

Nhưng người Việt chúng ta hãy phỉ báng cá nhân và có những mối thù riêng với các chính trị gia để rồi hay hoang tưởng.

Cử tri người Mỹ gốc Việt chỉ là 0,6% ở Mỹ, lười đi bầu nhưng lại hoang tưởng là có thể làm nghiêng lệch cán cân của nền chính trị Hoa Kỳ. Họ không hiểu lắm về đối lập là nền tảng mang đến tự do ,dân chủ cho chính họ, vì nó mà họ phải từ bỏ mảnh đất chôn rau cắt rốn sang đây. Họ phỉ báng vào sự "kiểm soát và cân bằng" của hiến pháp Mỹ bởi do chỉ lo làm ăn không chịu khó bỏ thời gian nghiên cứu kỷ vì sao mảnh đất họ tìm đến lại có tự do ,dân chủ.

Thật ra nói người Việt đến Mỹ"tị nạn" cộng sản là khái niệm không hề đúng. Chẳng tị nạn gì cả. Vì nước Mỹ không của riêng bất kỳ sắc dân nào, da đỏ cũng không mà da trắng cũng chẳng phải. Nước Mỹ xây dựng trên nền tảng nhập cư. Bất kỳ ai bị mất tự do,dân chủ bởi bọn độc tài ở trong nước cũng có thể tìm đến nước Mỹ để xây dựng một quốc gia mang bản sắc của riêng mình bên ngoài quê hương bị xâm chiếm bởi quyền lực đó.

Vì vậy nói Biden ngăn cản người Việt đến Mỹ tị nạn là sai.Ông ta không có quyền làm điều đó. Giả sử nếu có thì ông ta cũng chỉ là một lá phiếu trong hàng trăm lá phiếu của thượng nghị sĩ,quốc hội Mỹ phản ánh hiện tình nước Mỹ trong giai đoạn đó.Tất cả các dân biểu và nghị sĩ Mỹ có 24 và 40 phụ tá để tìm hiểu ý của cử tri trước khi bỏ một lá phiếu về một vấn đề nào đó tại 2 viện. Lá phiếu của dân biểu phản ánh ý nguyện của 700-800 ngàn dân mà dân biểu đó đại diện. Lá phiếu của thượng nghị sĩ đại diện cho đa số dân cư của tiểu bang đã bầu họ. Vì vậy nếu Biden có bỏ phiếu ngăn người Việt tị nạn cũng chỉ là vì dân ở tiểu bang ông làm thượng nghị sĩ không muốn chia sẻ việc làm với dân nhập cư mà thôi, hoàn toàn không phải là ý của cá nhân ông. Tuy vậy trên thực tế là Biden không làm điều đó.

Cũng giống như ông Trump hiện nay ra nhiều sắc lệnh hành pháp ngăn chặn nhập cư,phân biệt sắc tộc, thậm chí ngăn cản nhiều người Việt chạy trốn cộng sản từ Việt Nam sang Mỹ nhưng nhiều người không nói. Bởi vì chỉ là yêu ghét cảm tính. Và người ta phê phán ông Trump dựa trên hiến pháp Mỹ chứ không thù oán cá nhân gì với ông Trump ở đây.

Đưa ra các dẫn chứng về việc đảng Dân chủ thông qua 2 đạo luật giúp người Việt đến Mỹ và việc ông Biden không hề ngăn cản người Việt tị nạn ở đây không nhằm mục đích lôi kéo người Việt bỏ phiếu cho Biden hay đảng Dân chủ. Các vị cứ việc bỏ phiếu cho ông Trump, tôi còn mong như thế. Chỉ là để các vị thấy đảng Cộng hòa hay đảng Dân chủ không đảng nào muốn hại quý vị. Và không một chính trị gia nào có thù oán riêng tư với một sắc dân nào đó trừ phi họ có toàn quyền về hành pháp và lạm dụng quyền lực để ra những sắc lệnh sai trái.

Sau biến cố 30/4/1975, nước Mỹ trở thành quốc gia định cư của 3 triệu người Việt tự do.

Nhiều người Mỹ gốc Việt đã trở thành dân cử liên bang, tiểu bang và địa phương, nhiều tướng lãnh quân đội, nhiều công chức cao cấp . Và họ đến từ các chương trình trợ giúp người tị nạn của chính phủ Hoa Kỳ ở cả hai đảng.

- Đạo luật thứ hai – Indochina Migration and Refugee Assistance Act of May 23, 1975. This Act established a program of domestic resettlement assistance for refugees who fled from Cambodia and Vietnam. (Đạo Luât Trợ Giúp Di Dân và Tỵ Nạn ngày 23 tháng 5 năm 1975. Đạo luật này thành lập một chương trình trong nội địa để trợ giúp cho người tỵ Nạn đến từ Cambodia và Việt Nam.)

Đạo luật trợ giúp người tỵ nạn và di dân Đông Dương (tiếng Anh: Indochina Migration and Refugee Assistance Act) được lập ra nhằm ứng phó trước sự kiện Việt Nam Cộng hòa sụp đổ và kết thúc Chiến tranh Việt Nam. Dân biểu Peter W. Rodino (Đảng Dân chủ, bang New Jersey) trình dự luật ở Hạ viện vào ngày 7 tháng 5 năm 1975; Hạ viện thông qua vào ngày 14 tháng 5 với 381 phiếu thuận và 31 phiếu chống; Thượng viện thông qua vào ngày 16 tháng 5 với 77 phiếu thuận và 2 phiếu chống; Tổng thống Hoa Kỳ Gerald Ford ký thành luật vào ngày 23 tháng 5 năm 1975.

Nhờ đạo luật này, khoảng 130.000 người tị nạn từ Nam Việt Nam, Lào, và Campuchia đã được đến Hoa Kỳ theo một quy chế đặc biệt; đạo luật cũng quy định việc phân bổ ngân sách nhằm hỗ trợ tài chính và tái định cư người tị nạn.

Thượng nghị sĩ Edward Kennedy (Đảng Dân chủ) và Dân biểu Liz Holtzman (Đảng Dân chủ) là những nhà lãnh đạo của nhóm vận động cho người tị nạn; họ là những người đầu tiên ủng hộ đạo luật năm 1975. Việc làm của hai chính trị gia này nhận được sự ủng hộ của các nhóm công đoàn như AFL-CIO và những tổ chức tôn giáo trong đó có Hebrew Immigrant Aid Society và Church World Service. Mục đích của họ là định nghĩa lại những khái niệm luật pháp về "tình trạng người tị nạn" và tạo được một chính sách ân xá toàn diện hơn.

- Đạo luật thứ ba – The Refugee Act of 1980 – This Act created The office of Refugee Resettlement, which administers programs and services for refugees within the U.S. Individual states play a central role in the resettlement process and are required to have plan for refugee assistance in order to receive federal funding… The Refugee Act of 1980 was passed to set up systems to deal with increasing number of refugees from Vietnam and other countries of the world.
(Đạo Luật Tỵ Nạn năm 1980 - Đạo luật này thành lập Văn Phòng Tái Định Cư Tỵ nạn để quản trị các chương trình và dịch vụ cho người tỵ nạn trong nội địa nước Mỹ. Các Tiểu Bang của Hoa Kỳ giữ vai trò trung tâm trong phương cách tái nhập cư và đòi hỏi phải có kế hoạch trợ giúp tỵ nan để được nhận ngân khoản trợ cấp từ Liên Bang…Đạo Luật Tỵ Nạn năm 1980 được thông qua để thiết lập những hệ thống nhằm đối phó với sự gia tăng số người tỵ nạn từ Việt Nam và các nước khác trên thế giới.)

Ngày 3 tháng 3 năm 1980, luật Refugee Act được Lưỡng Viện Hoa Kỳ thông qua. Luật này cho phép gia tăng từ 17,400 lên thành 50,000 người tị nạn được đến Hoa Kỳ mỗi năm. Cần biết, đây là thời điểm nóng bỏng nhất trong làn sóng người tị nạn cộng sản Việt Nam vượt thoát chế độ cộng sản. Điều thú vị là dự luật này do Nghị Sĩ Ted Kennedy, thuộc đảng Dân Chủ đưa ra .

- Sau khi được đưa lên Thượng Viện, 51 Nghị sĩ thuộc đảng Dân Chủ và 33 Nghị sĩ thuộc đảng Cộng Hoà đồng thuận .
- Sau khi được đưa lên Hạ Viện, 220 dân biểu thuộc đảng Dân Chủ và 108 dân biểu thuộc đảng Cộng Hoà đồng thuận . Điều lý thú là có đến 32 dân biểu đảng Cộng Hoà phủ quyết trong khi chỉ có 15 dân biểu đảng Dân Chủ cũng không đồng thuận dự luật này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét