Thứ Năm, 20 tháng 8, 2020

TRÒ ĐÁNH LẬN CON ĐEN CỦA CÁNH HỮU ĐỂ MUA PHIẾU BẦU CỬ : ĐÁNH ĐỒNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MỸ VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM.

 Chủ nghĩa xã hội bản chất là gì ?

Thực chất nó chỉ là một học thuyết về kinh tế. Đó là đánh thuế tài sản, thu nhập lũy tiến của tất cả các cá nhân sống trong một cộng đồng. Sau đó đem bỏ vào một quỹ chung giao chính phủ quản lý. Quỹ chung này đem ra trang trải cho người nghèo, những giai cấp yếu thế nhất của xã hội như : nhà ở, y tế, việc làm, giáo dục....

Thu nhập, tài sản đem bỏ vào quỹ chung này theo nguyên tắc nào ?

Đó là người thu nhập ít bỏ vào ít người thu nhập cao bỏ vào cao. Người xài ít đóng thuế ít , người xài nhiều đóng thuế nhiều căn cứ vào thuế hàng hóa và bất động sản. Người ở nhà aparment đóng thuế ít hơn người ở lâu đài, biệt thự đi siêu xe.

Tại sao chủ nghĩa xã hội là cần thiết?

- Vì nó xóa bỏ bất công giàu nghèo: những người trở thành triệu phú, tỷ phú là đều thuê nhân công và làm giàu thông qua việc kiếm lời từ sản xuất hàng hóa,kinh doanh dịch vụ từ thuê nhân công. Do vậy lợi nhuận của họ đến từ sức lao động ngày 8 tiếng,tuần 40 tiếng của 100 triệu công nhân ,người lao động trên toàn nước Mỹ. Sau khi trả lương công nhân, số thặng dư còn lại này phải chia theo 3,5 /6,5. Chủ chỉ được giữ lại 6,5% và bỏ 3,5% ấy vào quỹ chung CNXH để lo cho phúc lợi xã hội của người lao động.

Khi người lao động có chính sách thỏa đáng, về nhà ở, giáo dục, y tế, bảo hiểm tai nạn thì họ không lo bị tống ra đường như homeless, họ sẽ tập trung vào sáng tạo, tạo ra vòng quay sản phẩm nhanh hơn và vừa làm giàu cho giới chủ, vừa làm giàu cho mình và cho đất nước.

Khi người nghèo có tiền ,không lo về y tế ,giáo dục...thì họ sẽ mua hàng hóa và làm cho kinh tế cung cầu quay nhanh, dẫn đến không có khủng hoảng thừa hàng hóa.

Tại sao chủ nghĩa xã hội bị lên án?

Vì do bọn độc tài Lenin, Stalin, Mao, Hồ... lợi dụng CNXH để thiết lập quyền lực độc đảng sau đó làm giàu bằng chủ nghĩa tư bản cánh hữu, không đánh thuế lũy tiến, vứt CNXH vào thùng rác và khuyến khích từ thiện để lo cho người nghèo chứ không cần chính sách phúc lợi của chính phủ.

Ở các nước dân chủ các chính trị gia cánh hữu thường lợi dụng sự thất bại của CNXH ở các nước độc tài để đả kích CNXH. Họ không nói rõ thất bại ở những nước này là do độc đảng chứ không phải do CNXH. Chính vì những nước này không có CNXH nên nhân dân mới lầm than.

CNXH đánh thuế cao giới tài phiệt, tư sản.Nhưng tiền thuế đó là của công nhân chứ không phải của họ. Tuy nhiên họ vẫn đả kích mị dân kiếm phiếu nhằm nắm quyền để giảm thuế có lợi cho người giàu.

Tuy nhiên lợi bất cập hại, khi người nghèo không tiền thì hàng hóa ứ đọng, sản xuất ngưng trệ thì tài sản của họ cũng hao hụt theo. Chưa kể homeless đầy đường, bạo loạn ,biểu tình, dịch bệnh khiến chính phủ phải gia tăng nợ công để cứu kinh tế.

Chẳng thà thực hiện CNXH thì cả hai giới giàu nghèo đều có lợi. Đó là nguyên nhân vì sao khi đảng Dân chủ nắm quyền thực hiện CNXH thì kinh tế ,GDP của nước Mỹ luôn gia tăng và xã hội ổn định hơn.

Đây là một thực tế khó chối cãi nếu nhìn lại lịch sử kinh tế nước Mỹ qua các thời kỳ :

- Warren G. Harding: March 4, 1921 — August 2, 1923. Khủng hoảng kinh tế lúc đương nhiệm? Yes
- Calvin Coolidge: August 2, 1923 — March 4, 1929. Khủng hoảng kinh tế lúc đương nhiệm? Yes
- Herbert Hoover: March 4, 1929 — March 4, 1933. Khủng hoảng kinh tế lúc đương nhiệm? Yes
- Dwight D. Eisenhower: January 20, 1953 — January 20, 1961. Khủng hoảng kinh tế lúc đương nhiệm? Yes
- Richard Nixon: January 20, 1969 — August 9, 1974. Khủng hoảng kinh tế lúc đương nhiệm? Yes
- Gerald Ford: August 9, 1974 — January 20, 1977. Khủng hoảng kinh tế lúc đương nhiệm? Yes
- Ronald Reagan: January 20, 1981 — January 20, 1989. Khủng hoảng kinh tế lúc đương nhiệm? Yes
- George H.W. Bush: January 20, 1989 — January 20, 1993. Khủng hoảng kinh tế lúc đương nhiệm? Yes
- George W. Bush: January 20, 2001 — January 20, 2009. Khủng hoảng kinh tế lúc đương nhiệm? Yes
- Donald J. Trump: January 20, 2017 — January 20, 2021. Khủng hoảng kinh tế lúc đương nhiệm? Yes. Yes. Yes.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét