Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2020

NGUY CƠ NỔ RA THẾ CHIẾN III LÀ KHÓ TRÁNH KHỎI

Trong những năm gần đây, chủ nghĩa dân tộc lại trở lại với Trung Quốc. Nhân danh là quốc gia lớn, Trung Quốc liên tục gây hấn và bành trướng sức mạnh trước Nhật Bản, Ấn Độ, ASEAN... buộc các nước này liên minh với Hoa Kỳ và Nga.
Trong tranh chấp lãnh thổ, Trung Quốc cũng tìm mọi cách khẳng định lịch sử và còn bị cáo buộc là "xâm lược kiểu mới". Theo các nhà chính trị học, việc Trung Quốc giở trò như vậy là do chủ nghĩa bành trướng đã tồn tại trong tư tưởng người Trung Quốc từ hơn 5,000 năm qua. Thêm nữa, việc Trung Quốc gần đây liên tục tăng cường sử dụng "biện pháp thực dân mới": dùng văn hóa, cộng đồng người Hoa hải ngoại, bài xích các dân tộc khác, tăng cường di dân... Đây là những động thái đang đe dọa nền hòa bình thế giới.
Từ năm 2001, Hoa Kỳ đã cảnh báo sau này Trung Quốc "sẽ là hiểm họa mới của thế giới tự do". Trung Quốc bác bỏ điều này và quy lỗi cho Hoa Kỳ là "kích động thế giới chống Trung Quốc" nhưng không có bằng chứng cụ thể. Hiện tại, tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải liên miên giữa Trung Quốc với các quốc gia láng giềng như Ấn Độ, Kazakhstan, Nga, Philippines, Nhật Bản, Malaysia, Việt Nam, Tajikistan, Mông Cổ, bên cạnh đó là mối quan hệ phức tạp và căng thẳng giữa Trung Quốc đại lục với Đài Loan, cũng như tình hình trên bán đảo Triều Tiên cũng chứa đựng nhiều nguy cơ xung đột. Những diễn biến đó đang đe dọa phần nào cho hòa bình của thế giới.
Từ khi Trung Quốc cải cách, mở cửa và hội nhập với Phương Tây, giới lãnh đạo ở Mỹ cho rằng, bằng cách chấp nhận Trung Quốc hội nhập vào nền kinh tế thị trường ở Phương Tây, sẽ từng bước thay đổi bản chất chế độ cầm quyền ở Bắc Kinh. Tuy nhiên, giới cầm quyền ở Mỹ và Phương Tây không nhận thấy rằng Trung Quốc theo đuổi mục tiêu đầy tham vọng là giành quyền “bá chủ thiên hạ” mà thực chất là xây dựng trật tự thế giới theo sự “đồng thuận Bắc Kinh” thay thế trật tự thế giới theo “sự đồng thuận Washington”. Tham vọng này bộc lộ sau khi Trung Quốc đã vươn lên vị thế nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Kể từ khi Donald Trump trở thành Tổng thống Mỹ, nhận thức rõ tham vọng của Trung Quốc, ông xác định Trung Quốc là “kẻ thù số 1” của Mỹ. Trong chiến dịch tranh cử năm 2016, Donald Trump tuyên bố, ông không thể gọi Trung Quốc bằng một cái tên nào khác là “kẻ thù của nước Mỹ”, là “kẻ phá hoại trật tự thế giới” do Mỹ kiểm soát. Do đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phát động cuộc cạnh tranh chiến lược toàn diện với Trung Quốc, thực chất là phát động chiến tranh phức hợp nhằm vào Trung Quốc.
Chiến tranh sinh học là việc sử dụng độc tố sinh học hoặc các tác nhân lây nhiễm như vi khuẩn, vi rút và nấm với mục đích giết người, động vật hoặc thực vật hoặc làm con người mất khả năng hoạt động, như một hành động chiến tranh. Vũ khí sinh học (còn được gọi là "tác nhân đe dọa sinh học" hoặc "tác nhân sinh học") là sinh vật sống hoặc nhân bản (vi rút, mà không được coi là vật "sống") sinh sản hoặc tái tạo trong cơ thể nạn nhân.
Vũ khí sinh học có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau để đạt được một lợi thế chiến lược hoặc chiến thuật đối với kẻ thù, hoặc bằng các mối đe dọa hoặc bằng cách triển khai thực tế.
Từ thời cổ đại con người đã biết sử dụng các nguồn dịch bệnh phục vụ chiến tranh.Khoả‌ng năm 400 TCN, các cung thủ người Scythia, tộc người có nguồn gốc từ Iran, đã sử dụng các mũi tên nhúng vào xá‌c thối và má‌u dính phâ‌n để thực hiện những đò‌n tấ‌n côn‌g trí mạn‌g, gây nhi‌ễm trùng kẻ địch. Từ năm 300 TCN, các chiến binh Hy Lạp, La Mã và Ba Tư đã làm ô nhi‌ễm các giếng nước của kẻ th‌ù bằng phâ‌n và xá‌c độn‌g vật.
Những hình thức thô sơ nhất của chiến tra‌nh sin‌h học đã được ghi lại trong các cổ văn của người Hittite, còn được biết đến là người Anatolia cổ đại, tập trung vào thàn‌h Hattusa, thuộc khu vực Bắc Trung Đông khoả‌ng 1600 năm trước Công nguyên.
Đến những năm 1900, công nghệ vi sin‌h học, vi trùng và vi khu‌ẩn học đã tăng thêm độ tinh vi cho các chiến thuật sử dụng tác nhân sin‌h học trong chiến tra‌nh. Trong Thế chiến I (1914 – 1918), bện‌h than (anthrax) và bện‌h loét mũi truyền nhi‌ễm (glanders) đã được Chính phủ Đức sử dụng làm v‌ũ kh‌í sin‌h học. Tuy nhiên, kết quả ảnh hưởng không đạt được như mong đợi.
Sau đó, ngay thời điểm khởi đầu của Thế chiến II (1939 – 1945), Vương quốc Anh đã thàn‌h lập một chương trình nghiên cứ‌u v‌ũ kh‌í sin‌h học tại Porton Down, đứng đầu là nhà vi trùng học Pail Fildes. Đến thời của Winston Churchill, bện‌h dịc‌h hạch (tularemia), bện‌h than (anthrax), bện‌h Brucella (brucellosis), bện‌h ngộ độ‌c thịt (botulism) đều đã được v‌ũ kh‌í hóa thàn‌h công.
Khi Hoa Kỳ tham chiến, phe Đồng minh đã quyết định thiết lập thêm một chương trình nghiên cứ‌u và sả‌n xuất v‌ũ kh‌í sin‌h học theo dạng dây chuyền hóa tại Fort Detrick, Maryland vào năm 1942 dưới sự chỉ đạo của George W. Merck. Khu vực Dugway Proving Ground (Utah) được tách biệt làm địa điểm thử nghiệm v‌ũ kh‌í. Mặc dù vậy, may mắn thay, chiến tra‌nh đã kết thúc trước khi những loại v‌ũ kh‌í này có thể được sử dụng rộng rãi.
Trong Chiến tra‌nh Trung-Nhật, người Nhật đã thả những quả bo‌m chứa bọ chét, vi sin‌h vật khác mang mầm bện‌h dịc‌h hạch, bện‌h tả, đậu mùa, bện‌h than cũng như một số bện‌h khác vào binh sĩ và dân thường tại Trung Quốc.
Mặc dù hơn 400.000 đã chế‌t, sự chưa hoàn chỉnh của công nghệ sin‌h học Nhật Bản đã khiến chính nước này phải chịu hậu quả ngh‌iêm trọ‌ng. Trong Chiến dịc‌h Chiết Giang – Giang Tây năm 1942, khoả‌ng 1.700 binh sĩ Nhật Bản đã chế‌t trong tổng số 10.000 binh sĩ Nhật Bản bị nhi‌ễm bện‌h do chính v‌ũ kh‌í sin‌h học của họ phản tác dụng.
Trong bài viết “The New Tactics of Global War (Chiến thuật mới của chiến tranh toàn cầu)”.Tiến sĩ Francis Boyle của Hoa Kỳ
đã công bố bài diễn văn bí mật của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Tướng Trì Hạo Điền (Chi Haotian) dành cho các cán bộ Đảng Cộng sản cao cấp, giải thích một kế hoạch dài hạn để bảo đảm sự phục hưng quốc gia Trung Quốc – chất xúc tác sẽ là kế hoạch bí mật của Trung Quốc đối với vũ khí virus.
Tiến sĩ Boyle cũng đề cập đến bản báo cáo độc quyền về vũ khí sinh học virus corona trên trang GreatGameIndia, trong đó báo cáo chi tiết về cách nhân viên tình báo chiến tranh sinh học Trung Quốc hoạt động trong phòng thí nghiệm của Canada ở thành phố Winnipeg. Họ đã lén đánh cắp virus corona đem đến phòng thí nghiệm Vũ Hán và rất có thể nó đã bị thoát ra ngoài từ chính nơi đó.
Hiện tại với việc có trên 420.000 ca nhiễm và trên 14.200 người đã chết, toàn bộ nỗi uất hận của người Mỹ đang dồn về phía Trung Quốc. Trên khắp nước Mỹ phong trào "bài Trung" đang nở rộ. Nếu căn cứ vào những đòn trả đũa của người Mỹ sau tận Trận Châu Cảng năm 1941 và vụ 11/9/2001 thì có lẻ dư luận Mỹ sẽ ủng hộ cho một cuộc chiến tranh trả thù khi niềm tự hào của nước Mỹ bị tổn thương. Kẻ phải hứng chịu cơn giận dữ của người Mỹ theo đúng quy luật "có vay có trả" không ai khác hơn chính là Trung Quốc.
Câu nói của tổng thống Mỹ Ronald Reagan vẫn còn trong tâm trí người Mỹ :" Chúng ta nên làm gì để có được hòa bình? Chỉ một cách, rất đơn giản. Bạn và tôi phải có đủ can đảm để nói với địch thủ, “Có một cái giá mà chúng tôi sẽ không trả.” Có một ý nghĩa trong câu nói của Barry Goldwater, “hòa bình qua sức mạnh.”
Như vậy xét trên cả một tiến trình lịch sử lâu dài và gần đây thì nguy cơ nổ ra một thế chiến III là khó có thể tránh khỏi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét