Thứ Năm, 27 tháng 4, 2017

BÀN VỀ CHỮ "LIKE" TRÊN FB.

" Like" tiếng Anh có nghĩa là thích , là đồng ý. Chức năng "like" trên FB cũng dành cho người tương tác thể hiện sự đồng ý của mình với một STT hay một comment của một ai nó.
Có người bảo rằng like chưa chắc là thích mà là biểu hiện của việc có đọc. Hiểu như vậy là sai với nghĩa tiếng Anh của động từ này và sai luôn ý nghĩa mà anh Mark Zuckerbeg tạo ra chức năng cho FB. Bởi vì nếu như thế thì Mark không dùng từ "like" mà sẽ thay bằng từ " read".
Tuy nhiên một bài viết nhiều "like" chưa chắc là một bài viết hay mà chỉ thể hiện bài viết đó được nhiều người quan tâm. Bởi lẻ một ngôi sao bóng đá, ca nhạc đôi khi chẳng cần viết gì cả mà chỉ cần post ảnh cá nhân vẫn nhận được hàng trăm ngàn hoặc hàng triệu like. Một người đẹp chỉ cần cởi đồ là đã có hàng chục ngàn "like".
"Like" không tạo ra tiền bạc, vật chất cho người viết STT nhưng cũng tạo ra được cảm hứng. Những người nào tham gia FB mà không thích được "like" chỉ là dối lòng. Tuy nhiên nhận được hàng ngàn cái "like" theo kiểu "like" dạo mà chẳng đọc thì chủ nhân của nó chẳng thích gì mấy. Cho nên đôi khi không quan trọng là số lượng like mà là ai , người nào "like" trong đó.
"Like" thể hiện trình độ dân trí và sự quan tâm của một tầng lớp quần chúng đối với các vấn đề về văn hóa, điện ảnh,thể thao, chính trị...
Trường hợp nick "Quang Nguyen" với "Chuyện của Pín" mà nhận được đến hàng ngàn like cho các STT dung tục,ngôn từ chợ búa nhưng chẳng thể hiện được ý tưởng gì thì cũng chứng tỏ tầm nhận thức của dân mạng xã hội Việt Nam chưa cao. Phần đông vẫn muốn đi tìm một cái gì đó đột phá theo cách của những kẻ bên lề chứ ít chịu động não, tìm tòi suy nghĩ những vấn đề sâu xa của đất nước.
Nhưng khác với nhóm "Mở miệng" mang yếu tố phản kháng xã hội bằng thực hành thơ dung tục, Quang Nguyen chẳng có sự phản kháng nào sâu xa mà chỉ thể hiện cái tầm văn hóa của mình. Cho nên khác với nhóm "Mở miệng" từng được một luận văn của Nhã Thuyên gây xôn xao giới phê bình văn học thì những kẻ like các STT của Quang Nguyen chẳng có gì để bênh vực. Và cuốn sách mà anh ta sắp xuất bản cũng chẳng có một chút giá trị gì.
Do vậy trong một thể chế chính trị độc đảng, độc tài thì đòi hỏi dân trí phát triển cao để cho ra những cái "like" chất lượng là hơi khó. Phải tạm bằng lòng với một không gian hạn chế và đa chiều như thế để thấy rằng FB ngoài chức năng giáo dục,khai trí vẫn còn đó chức năng giải trí và cũng là nơi cho những kẻ nổi loạn tự thể hiện mình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét