Thứ Tư, 12 tháng 4, 2017

BIỂU TÌNH NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐÚNG ?

Có một số ý kiến cho rằng biểu tình ở Việt Nam mà chặn đường quốc lộ, tụ tập trước trụ sở UBND cản trở công việc những người khác là sai. Những cuộc biểu tình như vậy ngay cả ở Mỹ cũng vi phạm luật pháp cho nên chính quyền CSVN ghép vào tội gây rối,kích động gây mất trật tự là đúng, cấm cãi. Những kẻ đồng lõa với loại biểu tình này cũng bị lên án.
Để khách quan ta phải phân tích một cách rõ ràng như thế này.
Biểu tình là một quyền tự nhiên trời cho dành cho con người. Nó không bị hạn chế bởi những đạo luật vi hiến. Điều này đã được hiến pháp công nhận để tránh trường hợp chính quyền lợi dụng luật pháp để cản trở quyền con người.
Tuy nhiên có hai loại biểu tình:
-1/ Biểu tình trong một thể chế tự do dân chủ, pháp trị.
-2/ Biểu tình trong một thể chế chính trị độc tài,ngành tư pháp không độc lập.
Không thể đánh đồng hai loại biểu tình này vì chúng khác nhau về bản chất.
- Biểu tình trong một thể chế tự do,dân chủ người dân không cần phải xin phép. Ví dụ biểu tình chống ông Trump nã 59 quả Tomahawk vào Syria mà xin phép chính quyền ông Trump thì tất nhiên ông không cấp phép rồi, chưa kể lỡ ông bắt đợi 2,3 ngày mới cho xuống đường thì coi như xong. Do vậy muốn biểu tình phải xuống đường liền chẳng cần phép tắc gì cả. Tuy nhiên người dân phải tuân thủ những luật khác . Chẳng hạn không được xâm phạm khu vực tư nhân,không bạo động,không dùng loa phóng thanh , không xả rác, không cản trở giao thông... Ai trái luật sẽ bị cảnh sát bắt giữ và xử theo luật.
- Biểu tình trong một chế độ độc tài : bản chất các chế độ độc tài là chỉ có một đảng. Khi một đảng thì sẽ không có tam quyền phân lập,không có pháp trị. Khi không có pháp trị mà yêu cầu dân tuân chủ luật pháp như các nước dân chủ thì quá mâu thuẫn.
Bản chất các cuộc biểu tình trong chế độ độc tài không thể khiếu kiện thành công. Bởi vì cái cơ quan mà người dân kiện và thủ phạm gây ra bất công cho dân là một. Khi luật là tao,tao là luật, khi ba quyền hành pháp,lập pháp tư pháp là một vừa đá bóng vừa thổi còi thì đòi hỏi kiện tụng là ảo tưởng. Vậy thì bản chất của các cuộc biểu tình trong chế độ độc tài dù có che giấu cách nào đích đến của nó vẫn là thay đổi thể chế chính trị,từ tập quyền sang phân quyền.
Để thay đổi một thể chế thì không thể tuân thủ những nguyên tắc do thể chế đó đặt ra. Do đó các cuộc biểu tình tại Hồng Kông đã hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng đến người dân vẫn không thể không đánh chiếm các khu trung tâm,gây gián đoạn ảnh hưởng kinh tế ,tài chính nhằm buộc chính phủ Hồng Kông chấp nhận các yêu sách của họ. Tương tự các cuộc biểu tình trên 30 nước độc tài khác cũng vậy. Họ buộc phải vi phạm luật "rừng" của các chế độ độc tài thì mới có thể chuyển từ độc tài sang dân chủ.
Bây giờ bảo rằng người dân Nghệ An đi biểu tình khiếu kiện chính quyền vụ Formosa không được giăng lưới,không được cản trở giao thông thì hóa ra mâu thuẫn. Vì như vậy anh đã chấp nhận chính quyền CSVN đã là một chính thể tự do,dân chủ và pháp trị. Nếu đã có những cái này rồi thì dân làm như vậy tất nhiên là phạm luật. Khi chưa có ,khi "luật là tao,tao là luật" thì người dân có quyền làm để tác động đến kinh tế gây khủng hoảng trầm trọng,tạo ra lạm phát để dân cả nước đứng lên. Việc làm đó chỉ vi phạm luật rừng của chế độ độc tài nhưng không hề vi phạm quyền mà Thomas Jefferson đã chỉ ra :" Quyền thay đổi một thể chế chính trị không còn phù hợp".
Do đó lý lẻ đơn giản ở đây và cũng là logic hợp lý đó là: muốn dân không giăng lưới,không chặn xe xin hãy đa đảng,tam quyền phân lập và pháp trị. Còn vẫn giữ nguyên cái thể chế chính trị này thì đừng trách tại sao dân bỏ cái luật rừng ấy vào thùng rác.

1 nhận xét:

  1. Cháu thấy đám dư luận viên cuồng Mỹ thì đúng hơn, hô lên là phân bì với Mỹ, tại sao ko so sánh với Tàu hay với Nga!

    Trả lờiXóa