Thứ Sáu, 21 tháng 4, 2017

TỪ VỤ THÁI BÌNH ĐẾN ĐỒNG TÂM CHO THẤY SỰ PHẢN ÁNH TƯ DUY CHÍNH TRỊ CỦA NÔNG DÂN VIỆT NAM.

Cuộc nổi dậy của nông dân Thái Bình năm 1997 đã bị đàn áp nhanh chóng vì nhà nước cộng sản thành công trong sách lược “kiểm soát chặt chẽ việc đưa tin của các phương tiện truyền thông đại chúng trong nước để hạn chế biểu tình, tuần hành lan rộng”. Chính quyền cộng sản đã làm hết sức có thể để “chia cắt người biểu tình với các tầng lớp dân chúng khác” hầu “cô lập họ, đồng thời tạo sự mất phương hướng trong những giới không tham gia vì thiếu thông tin”.
Chính quyền sử dụng bạo lực cảnh sát dã chiến với vòi rồng, dùi cui, lựu đạn cay, đoàn biểu tình đã buộc lòng phải chống lại, và khi bị trấn áp quá mạnh tay, căm phẫn, họ đã bùng lên và tấn công lại lực lượng trấn áp mình, cũng như tiến tới uy hiếp, chiếm đóng các cơ quan trụ sở chính quyền.”
Ở các cuộc biểu tình này có sự tập hợp đông đảo các tầng lớp nông dân ở nhiều vùng nông thôn trong tỉnh, từ người già, trẻ em, phụ nữ, tới những cựu chiến binh, đảng viên, cán bộ về hưu vốn đã từng lăn lộn, chiến đấu và hy sinh xương máu của mình qua hai cuộc chiến tranh.
Cuộc nổi dậy ở Đồng Tâm hôm nay cũng có sự tham gia của các đảng viên, các cựu chiến binh, những người về hưu, một lực lượng xã hội có trình độ nhận thức chính trị và xã hội tương đối cao trong nông thôn .
Tuy nhiên nói về nhận thức cao ở đây không phải với chính trị thế giới mà là chính trị Việt Nam. Năm 1997 khác với năm 2017 khi Việt Nam đã có internet, thế nhưng dân Thái Bình 20 năm trước và Đồng Tâm bây giờ vẫn chưa phân biệt được độc tài và dân chủ. Họ vẫn chưa hiểu nguyên nhân sâu xa của những hệ lụy mà họ phải gánh chịu đó là bị tước quyền bầu cử.
Người nông dân ở cả hai thời điểm vẫn quy về tội lỗi là do bọn quan tham nhũng lộng hành ở địa phương chứ không phải do thể chế chính trị. Chính vì nhận thức như vậy nên họ không hề đấu tranh để thay đổi thể chế mà là đấu tranh để đạt được quyền lợi của chính họ.
Vì vậy nhiều người cho rằng câu khẩu hiệu " Tuyệt đối tin tưởng vào chủ trương ,đường lối của đảng và nhà nước" không phải của họ là chưa hiểu hết về nhận thức của người nông dân ở những nơi được gọi là "cái nôi" của cộng sản này.
Họ phản kháng nhưng vẫn đặt nặng hai vấn đề:
- Chính sách trung ương đúng chỉ cán bộ thừa hành sai.
- Cộng sản ngày nay tham nhũng tha hóa chứ không phải lý tưởng cộng sản là sai.
Do vậy các cuộc đấu tranh của họ không cần người ngoài tiếp sức.Họ có thể chết nhưng bác vẫn vĩ đại và đảng vẫn quang vinh.
Tuy nhiên sự "bắt cóc" của họ sở dĩ vẫn chưa bị chính quyền đàn áp mạnh tay là vì họ bắt cóc thành phần "dân mặc áo lính" chứ không phải một lãnh đạo cao cấp nào đó. Và sự bắt cóc này hẳn đã có sự thông đồng giữa người bị bắt cóc và kẻ bắt cóc. Thế nên chính quyền thấy chưa cần thiết để ra tay khi chúng vẫn nắm cán. Khi mà tính mạng các con tin không bị đe dọa và nếu có bị đe dọa thì cũng chẳng hề hấn gì.
Với tư duy cục bộ và chưa hiểu về dân chủ thực sự thì các cuộc nổi dậy của nông dân khó mà tạo nên một cuộc cách mạng lớn. Họ sẽ bị đàn áp ,đó là tất yếu. Nhưng bất cứ sự trưởng thành về chính trị nào cũng phải cần qua tôi luyện và thử thách.
Chúng ta hãy cứ tạm tin tưởng như thế.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét