Thứ Sáu, 21 tháng 4, 2017

TÙ VỤ ÁN ĐẦM NỌC NẠN CÓ THỂ THẤY CHẾ ĐỘ THỰC DÂN CÒN NHÂN ĐẠO GẤP NGÀN LẦN CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN .

Vụ án Nọc Nạn (tiếng Pháp: l’Affaire de Phong Thanh) - tranh chấp đất đai lớn, xảy ra năm 1928 tại làng Phong Thạnh, quận Giá Rai, tỉnhBạc Liêu (nay là ấp 4, xã Phong Thạnh B, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) giữa một bên là các gia đình nông dân Biện Toại, Mười Chức và bên kia là giới địa chủ cường hào ác bá và quan chức chính quyền thực dân Pháp cùng tham quan Nam triều. Vụ án gây thiệt mạng 5 người, là một ví dụ điển hình của chính sách phân chia và quản lý ruộng đất bất công tại Nam Kỳ dưới thời thuộc Pháp, sau này, được chính quyền Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn vinh như một biểu hiện của sự đấu tranh và phản kháng của nông dân với chính quyền thực dân Pháp.
Sáng 16 tháng 2 năm 1928, khoảng 7g, hai viên cò Pháp là Tournier và Bouzou cùng bốn lính mã tà từ Bạc Liêu đến Phong Thạnh để tiếp tay viên chức làng tịch thu lúa của gia đình Biện Toại. Đến gần đống lúa, Tournier yêu cầu hương chức làng mời một người trong gia đình ra chứng kiến. Mười lăm phút sau, cô Nguyễn Thị Trọng, em gái Biện Toại đi ra, dắt theo một bé gái 14 tuổi, tên là Tư. Tournier đuổi Trọng, vì cho cô là phụ nữ và còn nhỏ tuổi, không thể chứng kiến việc đong lúa. Trọng không đi, còn yêu cầu đong lúa xong phải ghi biên nhận.
Tournier từ chối, tát tai Trọng. Cô lập tức rút ra cây dao nhỏ. Tournier đập báng súng, làm cô ngất đi. Bouzou tước dao khỏi tay Trọng. Trong lúc lấy dao, ông này bị một vết thương nhỏ không đáng kể ở tay. Đứa cháu tên Tư bèn chạy về cấp báo. Anh em Biện Toại từ nhà chạy ra, mang theo dao mác gậy gộc. Họ chia thành hai tốp, tốp đầu do Mười Chức, em ruột Biện Toại, dẫn đầu. Tốp thứ nhì do bà Nghĩa (vợ Mười Chức) dẫn đầu, tổng cộng năm đàn ông, năm phụ nữ. Tournier ra lệnh cho lính chuẩn bị ứng phó, bắn chỉ thiên, nhưng Mười Chức không dừng lại. Tournier bèn bắn Mười Chức. Bị thương nặng, nhưng Mười Chức vẫn gắng nhào đến đâm lưỡi mác trúng bụng Tournier, rồi mới ngã xuống.
Bạo lực trở nên không thể kiểm soát. Bouzou rút súng bắn bị thương nặng bốn người phía Biện Toại. Hết đạn, Bouzou lại lấy súng của Tournier bắn tiếp, làm nhiều người thương vong. Sáng hôm đó, Mười Chức và vợ đang mang thai (bà Nghĩa), một người anh tên Nhẫn, đều chết. Nhịn, Liễu (hai em Mười Chức) bị thương nặng. Ba ngày sau, Nhịn chết tại bệnh viện. Về phía nhà cầm quyền, Tournier thiệt mạng ngày 17 tháng 2 tại bệnh viện Bạc Liêu.
Biện hộ của luật sư
Luật sư Tricon nhận định nguồn gốc của vụ án là vấn đề điền địa. Ông cho rằng chính sách ruộng đất thời Nguyễn công bằng và hợp thực tế, còn luật lệ do người Pháp đặt ra chưa được áp dụng đúng, thiếu thực tế, những người trong Hội đồng phái viên chỉ ngồi một chỗ, chưa hề bước ra sở đất mà họ xem xét, chỉ quyết định dựa trên báo cáo.
Luật sư Tricon ca ngợi tinh thần lao động khẩn hoang của gia đình Biện Toại: họ phải đấu tranh với thiên nhiên, với bọn cường hào, với cả các thủ tục pháp lý, nói: Chúng ta, những người Pháp, nên xây dựng ở xứ này một chế độ độc tài. Không phải độc tài bằng sức mạnh của súng đạn, nhưng là sự độc tài của trái tim (Non pas de la dictature de la force du mousqueton, mais de la dictature du coeur).
Luật sư Zévaco ca ngợi lời buộc tội của công tố viên, cho rằng chính sách của nhà nước thì tốt, nhưng người thừa hành xấu đã làm cho chính sách trở nên xấu đối với dân chúng. Zévaco nói nên sa thải vài ông phủ, ông huyện bất hảo và vạch rõ hành động của cặp bài trùng Bang Tắc-tri phủ H. đã dẫn đến tấn thảm kịch Nọc Nạn.
Luật sư Zévaco xin tòa tha thứ cho các bị can, nói: Lần này sẽ có một bà lão khóc về cái chết của bốn đứa con. Bốn người này đã chết, vì họ tưởng rằng có thể tự lực gìn giữ phần đất ruộng mà họ đã từng rưới mồ hôi và máu của họ lên đó.
Án tuyên
Tòa Đại hình Cần Thơ tuyên Biện Toại, Nguyễn Thị Liễu (em út Toại) và Tia (con trai Toại) được tha bổng. Cô Nguyễn Thị Trọng, sáu tháng tù (đã bị tạm giam đủ sáu tháng). Miều (chồng Liễu), hai năm tù vì có tiền án ăn trộm.
Từ vụ án đồng Nọc Nạn có thể thấy người Pháp đã đưa vụ án ra xem xét ở góc độ đất đai chứ không lờ đi để dung túng cho những cái sai của cấp dưới. Vụ án Đồng Nọc Nạn đã mở ra một án lệ: Khi nông dân khai phá đất hoang, đóng thuế cho nhà nước, họ đương nhiên được sở hữu đất đai.
Thế nhưng cộng sản lại tước quyền sở hữu đất đai của dân bằng một bản hiến pháp phi lý và bất công. Đối với nông dân, đụng đến đất đai tức là đụng đến tính mạng của họ. Họ sẽ "thà chết để giữ đất". Viêc cướp đất đã tạo ra một tầng lớp hơn 3 triệu dân oan trên cả nước.
Tuy nhiên nông dân Việt Nam cũng sẽ bị chế độ bẻ gãy từng chiếc đũa nếu như cứ nổi dậy lẻ tẻ theo cách "cùng tất biến". Sức mạnh của họ chỉ làm chính quyền e sợ khi đứng lên đồng loạt, xuống đường đồng loạt. Lúc ấy công lý mới được thực thi.
Đáng tiếc là nông dân các nơi vẫn ngồi nhìn Mỹ Đức cũng như đồng bào công giáo khắp các tỉnh thành cả nước vẫn ngồi nhìn đồng bào giáo dân Song Ngọc hoặc Lộc Hà... loay hoay với vấn nạn của mình. Nếu họ cùng chia lửa trên khắp mọi miền đất nước thì chính quyền cộng sản không rảnh tay mà bắt giữ người trái phép rồi khua môi múa mép là "truy tố những kẻ gây rối làm trái pháp luật".
Chúng mà cũng có pháp luật sao ?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét