Thứ Hai, 10 tháng 4, 2017

KẺ THÙ LÂU DÀI CỦA NƯỚC MỸ.

Nhiều người bây giờ vẫn ngây thơ khi cho rằng Mỹ đã sai lầm khi bật đèn xanh đảo chính ông Ngô Đình Diệm . Nghĩ như vậy họ đã chưa hiểu hết về nước Mỹ. Trong tiến trình phát triển hơn hai trăm năm,Mỹ sợ nhất là độc tài và kẻ thù duy nhất, khái quát nhất của nước Mỹ cũng chính là độc tài. Tiếc thay ông Diệm đi với Mỹ mà lại không hiểu được điều này, dù rằng ông là người yêu nước ,đạo đức, có đường lối quốc gia dân tộc, nhân trị...nhưng chính thể chế chính trị do ông xây dựng lại là một thể chế mà người Mỹ e sợ nhất.
Trong cách sử dụng hiện đại, thuật ngữ "nhà độc tài" thường được sử dụng để mô tả một nhà lãnh đạo nắm giữ hoặc lợi dụng quyền lực cá nhân bất thường, đặc biệt là sức mạnh để đưa ra luật lệ mà không có sự kiềm chế hiệu quả bởi một hội đồng lập pháp. Các chế độ độc tài thường được đặc trưng bởi một số đặc điểm sau: đình chỉ bầu cử và tự do dân sự; Công bố tình trạng khẩn cấp; Cai trị bằng nghị định; Đàn áp các đối thủ chính trị mà không tuân thủ quy trình của pháp luật; Bao gồm một nhà nước một đảng, và sự sùng bái nhân cách.
Lịch sử nước Mỹ là lịch sử chống độc tài. Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa của Bắc Mỹ thoát khỏi nước Anh quân chủ chuyên chế cũng là chống độc tài. Mỹ tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất ,thứ hai và cả ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản tại Việt Nam , chiến tranh lạnh , chiến tranh Iraq, Lybia... là để chống độc tài.
Bởi lẻ với người Mỹ chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa cộng sản đều nằm trong khái niệm về một thể chế chính trị được thao túng bởi một cá nhân và một đảng phái.Và có một loại nữa độc tài được hình thành bởi một bản hiến pháp phi dân chủ.
Do đó khi ngăn chặn CNCS tại Việt nam có ý kiến cho rằng người Mỹ e ngại học thuyết của chủ nghĩa Mác- Lê nin? Không đúng. Họ biết rằng học thuyết này là ảo tưởng nhưng cái chính thể độc đảng, độc tài toàn trị mới là cái họ sợ nhất.
Đó là :
- Hiến pháp phi dân chủ.
- Đàn áp đối lập.
- Bầu cử giả tạo.
- Độc đảng.
- Có tù chính trị.
- Không có báo chí tư nhân.
- Tước bỏ nhân quyền.
Có người bảo rằng : độc tài thì đã sao? Độc tài mà làm cho dân giàu nước mạnh thì cũng đáng ngưỡng mộ. Người có quan niệm này đã rơi vào tư duy nô lệ cho một cá nhân. Họ không muốn quyền lực rơi vào tay của số đông quần chúng, của chính họ mà rơi vào tay một cá nhân nào đó mà họ cho là có tài rồi để mặc cho những kẻ này thao túng.
Người Mỹ không nghĩ như thế. Họ cho rằng quyền lực có tính tha hóa. Khi nó không được kiểm soát ,nó cũng sẽ tha hóa bất cứ cá nhân, đảng phải nào cho dù yêu nước, đạo đức đến đâu. Và suy nghĩ của họ đã được chứng minh trong thực tế.
Cho nên nhiều người Việt Nam nghĩ Mỹ đảo chính ông Diệm là sai lầm vì ông Diệm ngăn không cho Mỹ đem quân vào Việt Nam... Thật ra họ không quan tâm đến điều đó. Cái mà họ quan tâm chính là thể chế mà ông Diệm tạo ra.Và những người có quan điểm này đã mắc vào tư tưởng "sùng bái cá nhân" để bỏ qua thể chế và khung pháp lý mà chế độ ông Diệm thiết lập nên. Họ chỉ sử dụng tư duy cảm tính chứ không lý tính như người Mỹ.
Do đó câu nói :" Mỹ không có kẻ thù lâu dài và cũng không có đồng minh lâu dài" thật ra chưa chính xác.Mỹ không "thay ngựa giữa dòng", không đổi bạn qua thù mà chỉ vì họ chưa hiểu Mỹ. Khi anh biến thể chế chính trị của anh thành độc tài, anh chính là kẻ thù của nước Mỹ.Và điều tất yếu là đừng trách họ đảo chính hay dùng vũ lực để tiêu diệt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét