Thứ Bảy, 11 tháng 3, 2017

LÀM THẾ NÀO ĐỂ DÂN TỘC VIỆT NAM CÓ MỘT CHÍNH PHỦ LƯU VONG "DANH CHÍNH NGÔN THUẬN".

Một chính phủ chính danh đại diện cho một quốc gia phải có các điều kiện sau đây:
- Thừa kế tính chính danh của một chính phủ,chính thể trước đó. Chính phủ ,chính thể này đại diện cho dân tộc theo truyền thống.
- Đảm bảo 2 yếu tố pháp lý và chính trị. Điều kiện pháp lý là phải hợp pháp tức là phù hợp với pháp luật. Nhưng không phải là bất cứ loại pháp luật nào mà phải là loại pháp luật xuất phát từ ý chí chung của toàn dân (volonté générale). Nếu không như thế thì chính quyền nào cũng đều có tính chính thống, kể cả chính quyền độc tài. Vì vậy lại còn phải thỏa mãn những điều kiện chính trị theo đó chính quyền ấy được toàn dân tự nguyện tuân lệnh, không phải dùng bạo lực khủng bố để ép buộc dân phải theo.
Căn cứ vào các điều kiện trên thì sau khi Pháp rời khỏi nước ta chỉ có một chính phủ duy nhất là đại diện cho dân tộc Việt Nam theo đúng điều kiện thừa kế,pháp lý và chính trị: Quốc gia Việt Nam do Bảo Đại làm quốc trưởng.
Bảo Đại bị truất phế có hợp pháp không?
Hoàn toàn không . Vì sao?
- Cộng sản truất phế Bảo Đại không hợp pháp vì đó chỉ là ý chí của một đảng chính trị chứ không phải của toàn dân.
- Ông Ngô Đình Diệm truất phế Bảo Đại trong một cuộc "trưng cầu dân ý" gian lận. Nếu nó không gian lận thì đây cũng chỉ là ý nguyện của một nửa nước không phải là ý nguyện của dân tộc.
Vì do không bị truất phế trong một cuộc "trưng cầu dân ý" của toàn dân nên chính thể "quân chủ lập hiến" của Bảo Đại vẫn còn nguyên giá trị pháp lý đại diện cho dân tộc Việt Nam. Hơn nữa trong hơn 70 năm qua Việt Nam không có bất kỳ chính phủ nào đảm bảo tính chính danh để thay thế chính phủ của Bảo Đại cả(trên bình diện cả nước).
Bây giờ ta xét xem chính thể "quân chủ lập hiến"(vua là biểu tượng trên danh nghĩa) có còn phù hợp trong thế giới ngày nay không ?
The New York Times, vai trò của nhà vua có thể nổi trội trên chính trường theo cách một lãnh đạo đứng đầu được bầu của nhà nước không thể đạt tới. Quốc vương đại diện cho cả đất nước theo cách một cách lãnh đạo dân cử không thể có và không làm được.
Chế độ quân chủ có vai trò vô cùng cần thiết, ngay cả trong thế kỷ 21. Nếu có bất cứ điều gì cần xem xét thì số lượng của các nền quân chủ trên thế giới nên được thêm vào chứ không phải giảm bớt.
Như vậy ngay ở hải ngoại hiện tại chính phủ ông Đào Minh Quân không thể đại diện cho toàn bộ dân tộc Việt Nam. Bởi lẻ chính phủ ấy kế thừa chính phủ VNCH sau hiệp định Paris 1973 nhưng VNCH chỉ đại diện cho một nửa nước.
Do vậy cần thiết phải lập nên một chính phủ lưu vong đại diện cho cả dân tộc ở hải ngoại. Chính phủ này mang yếu tố "lâm thời" để đoàn kết nguyện vọng toàn dân trong điều kiện chưa thể tổ chức tổng tuyển cử nên chỉ cần đề cử.
Đề cử sao cho danh chính ngôn thuận.
Đó là tái xuất hiện trở lại chính thể "quân chủ lập hiến" của Bảo Đại. Chỉ có chính thể này mới có thể kế thừa chính phủ "Quốc gia Việt Nam"
Như vậy phải có vua dòng dõi hoàng tộc làm biểu tượng. Vua không có thực quyền nhưng giữ quyền năng hòa giải và quyền lực của sự tôn trọng. Ai có thể đảm trách vị trí này. Chính là con trai út của Bảo Đại,hoàng tử Bảo Ân hoặc cháu nội đích tôn của Bảo Đại. Cả hai đang sống ở hải ngoại.
Sau khi thiết lập vương triều lúc đó mới đề cử một chính phủ thực quyền với chức danh cao nhất là thủ tướng và các bộ trưởng. Các chức danh này sẽ được sự đồng thuận của các tổ chức chính trị trong nước và hải ngoại và cả "quốc trưởng" vừa mới lập.
Khi đất nước có dân chủ tùy theo điều kiện thực tế chính thể "quân chủ lập hiến" có thể giải tán để nhường chỗ cho một cuộc tổng tuyển cử thành lập nền cộng hòa . Hoặc có thể vẫn giữ nguyên như một số nước chỉ bầu cử chính phủ mới theo ý nguyện toàn dân.
Chỉ có như vậy mới tạo ra được một chính phủ lưu vong đảm bảo tính chính đáng tối thiểu của nó- là được nhân dân tín nhiệm hợp pháp.
Ông bà ta nói "danh có chính thì ngôn mới thuận" . Khi danh chưa chính thì nói chẳng ai nghe và người ta gọi là nói phéc.

1 nhận xét: