Thứ Bảy, 11 tháng 3, 2017

THẾ NÀO LÀ MỘT CHÍNH PHỦ LƯU VONG ?

Khi nói đến một chính phủ lưu vong- là ta nói đến một thực thể chính trị đã từng hiện hữu cầm quyền- với tính chính đáng tối thiểu của nó- là được nhân dân tín nhiệm hợp pháp. Chế độ này bị truất phế trái phép- bị cướp chính quyền- và tiếp nối tính chính đáng ấy với hình thức một chính phủ lưu vong bên ngoài để hội tụ lòng dân-tranh thủ dư luận quốc tế v.v - thí dụ như chính phủ lưu vong Tây Tạng do đức Ða Lai Lạt Ma lãnh đạo..
Vấn đề của Việt Nam hôm nay, ai có đủ tư cách lập chính phủ lưu vong? Và căn cứ vào căn bản pháp lý cũng như tính chính đáng nào? Khi toàn cõi đất nước Việt Nam chưa hề có một Chính Phủ từ khi thực dân Pháp ra đi?
Chính phủ của Hồ Chí Minh không có tính chính danh khi cái gọi là "cách mạng tháng 8" thực chất chỉ là một cuộc khởi nghĩa cướp chính quyền của một đảng phái chính trị. Và thực chất "Tuyên ngôn độc lập" và hiến pháp chỉ là giả tạo khi nó không hề do dân tạo ra.Tổng tuyển cử 1946 không phải là một kỳ bầu cử tự do khi sau đó cộng sản đã tiêu diệt các đảng phái đối lập trong vụ án Ôn Như Hầu. Bầu cử chỉ có giá trị khi có hai đảng phái cạnh tranh công bằng trở lên. Một đảng nắm hết quyền lực một mình một ngựa thì không cần bầu cũng biết là ai sẽ thắng ,ai sẽ nắm quyền.
Chính phủ Quốc gia Việt Nam do Bảo Đại làm quốc trưởng là chính phủ hợp pháp,hợp hiến duy nhất để đại diện cho toàn dân tộc Việt nam. Thế nhưng quốc trưởng Bảo Đại đã bị ông Ngô Đình Diệm truất phế, do đó chính thể "quân chủ lập hiến" một chính thể mà ngày nay thế giới thừa nhận là cần thiết để đại diện cho cả dân tộc cũng chết yểu. Nền đệ nhất cộng hòa do ông Ngô Đình Diệm làm tổng thống vì thế chỉ đại diện cho dân miền Nam chứ không hề đại diện cho dân miền Bắc. Nhưng chính thể của ông Diệm cũng căn cứ trên một bản hiến pháp phi dân chủ và tổng thống cũng được bầu trong một cuộc "trưng cầu dân ý " giả. Chỉ có nền đệ nhị cộng hòa của ông Nguyễn Văn Thiệu mới căn cứ trên một bản hiến pháp dân chủ và tiến bộ nhất. Tuy nhiên chính phủ này cũng chỉ đại diện cho dân miền Nam chứ không bao gồm cả nước.
Sau khi cộng sản vi phạm Hiệp Định Paris 1973 thì giá trị của hiệp định vẫn còn tính pháp lý. Nếu chính phủ của Bảo Đại còn thì Việt Nam có thể tồn tại một chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời lưu vong như Tây Tạng. Nhưng tiếc thay nền "quân chủ lập hiến" không còn thì chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời của ông Nguyễn Trân sau này không có tính pháp lý vì nó không hề đại diện cho cả dân tộc Việt Nam. Vì vậy việc ông Đào Minh Quân được đề cử thay ông Nguyễn Trân làm thủ tướng cũng không hề có tính pháp lý.
Kết luận : Chức thủ tướng của ông Đào Minh Quân chỉ là tự phong và Việt Nam cũng không hề có một chính phủ lưu vong chính thức. Nhưng lá cờ vàng ba sọc xuất hiện dưới thời chính phủ Quốc gia Việt Nam do ông Nguyễn Văn Xuân làm thủ tướng và Bảo Đại làm quốc trưởng thì vẫn đại diện cho cả dân tộc Việt Nam. Vì khi một chính phủ mất không có nghĩa là lá cờ đại diện cho một dân tộc mất nước cũng mất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét