Chủ Nhật, 5 tháng 3, 2017

SỰ GIAN MANH VÀ COI RẺ SINH MẠNG CON NGƯỜI CỦA CỘNG SẢN

Ngô Bảo Châu được Pháp đào tạo,gia nhập quốc tịch Pháp trước khi đoạt giải FIELDS toán học. Đó là công lao của người Pháp nhưng cộng sản lại vơ vào là của mình trong việc chào đón long trọng Ngô Bảo Châu khi về nước,cấp nhà thành lập viện toán học... mục đích là tô son cho chế độ. Điều này cũng giống như việc thành lập một tổ chuyên gia đầu ngành để phấn đấu đạt Nobel y học phải tốn rất nhiều tiền, tại sao giải Nobel đã có sẵn dại gì không vơ vào là của mình?
Thế như ở một khía cạnh khác Đoàn Thị Hương là một công dân quốc tịch Việt Nam hẳn hoi lại không hề được vơ vào vì cô ta phạm tội giết người và cô ta cũng chẳng hề mang về vinh quang cho tổ quốc. Nhưng trái lại năm 2005 ,Úc là một đất nước có một thanh niên Việt Nam tên Nguyễn Tường Vân phạm tội vận chuyển ma túy bị bắt và kết án tử hình treo cổ tại Singapore đã làm hết sức mình để cứu lấy người thanh niên này. Thủ tướng Úc đã nhiều lần liên hệ với luật pháp Singapore để mong giảm nhẹ tội cho người Nguyễn Tường Vân nhưng không thành.
Không những thế qua câu chuyện của Trần Trường và một người Việt bị giết tại Nga năm 1999 sau đây ta cũng thấy cộng sản chỉ can thiệp với quốc tế khi kẻ đó mang lại lợi ích về chính trị cho chúng.
Ngày 25 tháng 1 năm 1999, báo Nhân Dân đăng lại thông cáo của sứ quán của nước CHXHCN Việt Nam tại Mỹ – về việc ông Trần Trường treo cờ búa liềm ở phố Bolsa, thành phố Wesminster — có đoạn như sau: “Việt Nam và Mỹ đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao và trong năm 1997 đã trao đổi Đại sứ giữa hai nước. Dựa trên tiêu chuẩn ngoại giao, hai nước đã công nhận Quốc kỳ của nhau. Do đó việc trưng bầy hoặc treo Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở bất cứ nơi nào tại Mỹ là hợp pháp và cần được luật pháp Mỹ bảo vệ.
Đại sứ quán Việt nam quan tâm sâu sắc và cực lực phản đối những hành động bạo lực chống lại ông Trần Trường và đòi rằng, quyền bầy tỏ lòng tin cũng như cuộc sống của ông Trần Trường phải được tôn trọng và bảo vệ”. Hai hôm sau, báo Nhân Dân số ra ngày 27 tháng 1 đăng thêm lời phát biểu của phát ngôn viên bộ ngoại giao VN là:
“Chúng tôi cho rằng việc làm của ông Trần Trường cần được các cơ quan pháp luật của Mỹ, đặc biệt là chính quyền sở tại nơi ông Trần Trường sinh sống bảo vệ.” Cũng trên số báo này, người ta thấy có ý kiến của một độc giả ẩn danh (hiện đang sinh sống ở Ontario, Canada) về sự kiện trên: “Việc hành hung ông Trần Trường ở thành phố Los Angeles ngày 17/ 1/99 gây chấn động lương tâm những con người, cả người sống lẫn người chết, đã đấu tranh cho các quyền cơ bản của con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận.” Người ngoại cuộc, nếu chỉ đọc báo Nhân Dân trong những ngày vừa qua, đều cảm thấy hài lòng về việc làm của nhà nước CHXHCN Việt Nam và yên tâm cho những người Việt đang sống đời lưu lạc. Họ được những người cầm quyền nơi quê mẹ quan tâm một cách thiết tha, và chính họ cũng sẵn sàng lên tiếng bênh vực cho nhau – khi cần.
Tưởng vậy nhưng không phải vậy. Chỉ một ngày sau, ngày 28 tháng 1 năm 99, qua sự chuyển giao của Web Thông Điệp Xanh, nhiều cơ quan truyền thông nhận được điện thư của Cộng đồng Người Việt Ở Nga. Lá thư “kính báo” về chuyện một người Việt khác, ông Tạ Vân Sơn “đã bị công an thành phố Moscow (Mátxcơva) thủ đô Liên Bang Nga đánh chết tại đồn 67 vào ngày 14 tháng 1 năm 99, để lại vợ và con nhỏ. Phía công an Nga phủ nhận hành động dã man của mình.” Ông Tạ Vân Sơn bị đánh chết tại nước Nga ba ngày trước khi ông Trần Văn Trường trưng hình ông Hồ Chí Minh ở Hoa Kỳ. Tuy thế, báo Nhân Dân và bộ ngoại giao Việt Nam hoàn toàn giữ thái độ im lặng trước cái chết mang nhiều nghi vấn này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét