Chủ Nhật, 5 tháng 3, 2017

TỰ THIÊU KHÔNG CHỐNG ĐƯỢC BẤT CÔNG , KHÔNG LÀM CỘNG SẢN SỤP ĐỔ MÀ CHỈ LÀM TỔN HẠI ĐẾN MÌNH.

Nghe tin chị Nguyễn Thị Lộc định tự thiêu vào ngày 5/3 tới đây nếu cộng sản không sụp đổ. Xin gởi đến chị bài viết này để "I CAN YOU"
Tự thiêu là hành động tự sát bằng lửa của cá nhân, sử dụng chất dễ cháy như xăng, dầu tẩm vào người và phóng hỏa. Trong khi về hình thức không khác các hành vi tự sát khác, người biến mình thành cây đuốc sống khi thực hiện hành vi tự thiêu thường nhằm mục đích phản đối một điều gì đó và không hiếm khi, tính mục đích mang màu sắc của chính trị (như phản đối một chính sách, một thể chế).
Trong lịch sử nhân loại từng có những vụ việc tự thiêu nổi tiếng. Như vụ Ryszard Siwiec, người đầu tiên tự sát bằng cách tự thiêu để phản đối vụ Khối Hiệp ước Warsaw tấn công Tiệp Khắc do Liên Xô lãnh đạo. Hòa thượng Thích Quảng Đức tại Sài Gòn năm 1963 nhằm tử vì đạo, phản đối các chính sách của chính quyền Ngô Đình Diệm. Norman Morrison tự thiêu ngày 2 tháng 11 năm 1965 bên bờ sông Potomac, gần Lầu Năm Góc, để phản đối cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam. Romas Kalanta, một học sinh trung học người Litva đã tự thiêu để phản đối việc biến Litva thành một nước Xã hội chủ nghĩa trực thuộc Liên Xô, Jan Palach, tự thiêu năm 1969 phản đối Liên Xô đã tràn sang xâm chiếm Tiệp Khắc. Mohamed Bouazizi tự thiêu ngày 17 tháng 10 năm 2010 là khởi điểm của làn sóng cách mạng Mùa xuân Ả Rập.
Vào cuối tháng giêng năm 2015 , một phụ nữ có tên Nguyễn Minh Tân, cũng tự thiêu tại chợ cũ xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Chị này quyết định tự thiêu vì sau nhiều tháng trời đại diện cho chừng 200 tiểu thương tại chợ này khiếu kiện về việc địa phương tiến hành giao cho chủ đầu tư xây chợ mới mà không họp bàn với tiểu thương mà không được giải quyết thấu tình đạt lý. Trong thời gian ở Hà Nội khiếu kiện, chị Tân phải đi phụ bán hàng để kiếm sống cũng bị an ninh buộc chủ không cho chị này phụ việc.
Việc tự thiêu bất thành và nay phải chịu tàn phế.Ngoài trường hợp chị Nguyễn Minh Tân tự thiêu bất thành như vừa nêu, còn có những vụ tự thiêu để phản đối việc thu hồi đất hay bất công khác như trường hợp bà Đặng thị Kim Liêng, mẹ của tù nhân lương tâm Tạ Phong Tần tự thiêu vào ngày 30 tháng 7 năm 2012.
Cô Tạ Minh Tú, con gái của bà Đặng thị Kim Liêng cho biết lại những áp lực dồn mẹ cô đến đường cùng buộc phải chọn cách thức tự thiêu để phản đối.
Chị Nguyễn Minh Tân sau khi tự thiêu bất thành và thân thể tàn tật nhưng cho biết vẫn tiếp tục đấu tranh và cô khuyên người khác không nên chọn cái chết bằng thiêu sống thân mình.
Lý do thứ nhất các cấp chính quyền tại Việt Nam rất vô cảm không hề động lòng trước cái chết của đồng loại; thứ hai còn có nhiều cách đấu tranh khác nữa; chị cho biết:
“Nếu là nhà tư nhân thì tôi không bao giờ hủy hoại thân xác như vậy, tôi nghĩ hủy hoại để được việc gì đó cho tập thể nhưng nay tôi tàn phế như thế này mà chính quyền không có chút gì suy nghĩ lại, hay hối hận. Tôi khuyên mọi người đừng dại dột tìm cách như tôi. Hãy đấu tranh bằng cách khác vì có muôn vàn cách đấu tranh; chứ đừng như tôi để mà tự mình chuốc lấy đau đớn thân xác. Đó không phải là cách đấu tranh mạnh mẽ. Nếu cho chọn lại thì tôi không dùng cách đấu tranh này vì nó không có hiệu quả!”
Chết anh hùng rất dễ , sống nhọc nhằn, nhục nhã nhưng phải sống để làm cách mạng cái đó mới quan trọng. Sống nhiều lúc là rất nhục, thế nhưng chịu đựng được cái nhục để mà thắng lợi và thành công thì cái đó quan trọng hơn nhiều.


Comments

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét