Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2020

BIỂU TÌNH Ở THÁI LAN- LẦN NÀY KHÁC NHỮNG LẦN TRƯỚC.

 Trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, Thái Lan là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các nước lớn châu Âu. Sau sự kết thúc của nền quân chủ chuyên chế năm 1932, Thái Lan nằm dưới chế độ quân sự trong 60 năm trước khi chuyển sang thể chế quân chủ lập hiến như hiện nay.

Nhưng sự thật Thái Lan có phải là nước quân chủ lập hiến?

Khi nói nhà nước quân chủ hay cộng hòa là nói đến phương diện hình thức chính thể (form of government), còn khi đề cập đến dân chủ hay độc tài là đề cập đến phương diện chế độ chính trị (political governance). Về phương diện thực tế, hình thức chính thể là quân chủ hay cộng hòa chưa nói lên được vấn đề nhà nước đó có dân chủ thực sự hay không.
Nước Anh là một ví dụ điển hình về nhà nước quân chủ mà dân chủ. Nhà nước này có hình thức chính thể quân chủ lập hiến (constitutional monarchy) là vì :

Một nền dân chủ quyết định bởi các yếu tố đó là : hiến pháp, tam quyền phân lập đa đảng, báo chí tư nhân, quân đội độc lập,tự do bầu cử ,nhân quyền... chứ không hề quyết định là đất nước đó có còn vua hay không.

Nền quân chủ lập hiến khác với nền quân chủ chuyên chế ở chỗ quyền năng của hoàng gia chỉ còn ở 2 chức năng : đoàn kết dân tộc và hòa giải. Quyền tham chính của vua hoặc nữ hoàng không còn nữa.

Tuy nhiên tuy mang danh là nền quân chủ lập hiến nhưng quyền hành thực tế của hoàng gia Thái trên thực tế vẫn còn. Quyền hành này được quân đội bảo vệ.Đó là quyền nắm giữ tài sản,ngân khố của đất nước, quyền phạt tội "khi quân,phạm thượng". Mọi chính phủ dân sự dân cử đều phải phục tùng nhà vua.

Từ 1932 đến nay Thái Lan đã có trên 20 lần đảo chính các chính phủ dân cử. Quân đội nắm quyền khi xảy ra đảo chính, sau đó tổ chức bầu cử để trao quyền cho thủ tướng mới. Càng ngày thì thời gian nắm quyền của giới quân đội càng lâu hơn. Người ta gọi đây là chính quyền quân phiệt.

Những người biểu tình ngày càng trở nên mạnh bạo hơn trong suốt hai tháng biểu tình chống lại hoàng gia và thiết chế do quân đội thiết lập ở Thái Lan, phá bỏ điều cấm kỵ lâu đời về việc chỉ trích chế độ quân chủ - bị coi là tội khi quân.

Tại cuộc biểu tình lớn nhất trong nhiều năm, hàng chục nghìn người hôm thứ Bảy đã cổ vũ các lời kêu gọi cải cách chế độ quân chủ, kêu gọi phế truất thủ tướng Prayuth Chan-ocha, một cựu lãnh đạo quân đội, đồng thời soạn thảo hiến pháp mới và tổ chức các cuộc bầu cử.

Ngoài yêu sách sửa đổi Hiến Pháp do tập đoàn quân sự áp đặt và đòi thủ tướng Prayut Chan O Cha từ chức, ngày 20/09/2020 người biểu tình Thái Lan đã tiến thêm một bước với lời khẳng định “Đất nước này thuộc về nhân dân” chứ không thuộc về nhà vua.

Như vậy thực chất trong nhiều năm qua Thái Lan đang ở một thể chế dân chủ bán độc tài. Nền quân chủ và chính quyền quân phiệt vẫn ngự trị để áp đặt việc phủ nhận nguyên tắc" không ai hơn luật" của các nền dân chủ,pháp trị.

Giới trẻ sinh viên Thái Lan đang mạnh dạn đứng dậy đạp đổ các giá trị "trung quân", nền độc tài mạo danh dân chủ. Họ đã chán ngấy sự lừa dối và đặc quyền sống xa hoa, có nhiều vợ và cung tần mỹ nữ của nhà vua.

Về thực chất nền quân chủ tại Thái Lan cũng không khác gì nền quân chủ mà ông vua là đảng CS tại Việt Nam. Đảng CS cũng có những đặc quyền nắm giữ tài sản quốc gia, quyền đề cử ,bổ nhiệm kẻ cai trị, quyền không được ai "khi quân,phạm thượng".

Chỉ có khác một điều là giới trẻ sinh viên Thái Lan đã nhận ra sự lừa dối này nên hành động thay đổi tận gốc. Trong khi đó giới trẻ Việt Nam vẫn loay hoay đấu đá lẫn nhau mà không hề tìm ra cho mình một con đường thoát khỏi sự nô lệ.

Họ là những người sống lâu nhất với thể chế này. Họ không làm thì sẽ bị các thái tử đảng tiếp tục cai trị, bỏ tù, xử án bất công, hưởng thụ bất công đời nay và muôn đời sau.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét