Thứ Ba, 8 tháng 9, 2020

ĐOÀN NGỌC HẢI VÀ TẦM TƯ DUY VỀ MỘT VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CỦA NGƯỜI DÂN VIỆT NAM.

 Câu chuyện Đoàn Ngọc Hải làm từ thiện đang gây ra tranh cãi trên mạng xã hội. Sở dĩ nó gây tranh cãi là vì những vấn đề sau đây :

- Người làm từ thiện là một cựu quan chức chính quyền.
- Người làm từ thiện chưa được chứng minh là một người trong sạch trong một chế độ pháp trị.
- Tài sản làm từ thiện chưa được chứng minh là tài sản do người làm từ thiện bỏ công sức lao động của chính mình tạo ra.
- Mục đích làm từ thiện chưa được minh chứng là do lòng từ tâm thật sự hay do muốn tuyên truyền cho chế độ.

Tù 4 yếu tố trên có thể thấy những nhận định ủng hộ cho hành động và lối tuyên truyền này sẽ dẫn đến sự ngây thơ về nhận thức. Không cần nói cũng biết lập luận"ông Hải không làm hại cho ai" là một lập luận non về logic.

Tại sao có thể nói hành động Đoàn Ngọc Hải không làm hại cho ai ? Hại rất nhiều . Này nhé :
- Nếu một chính quyền tham nhũng mà không được đối lập kiểm soát và đưa ra truy tố trong một tòa án độc lập thì công lý ở đâu? Chính quyền đó có thể trích một phần tài sản đó làm từ thiện để hối lộ lại người dân. Không lẻ sự hối lộ này là đúng pháp luật và không làm tha hóa xã hội.

- Một quan chức dùng quyền lực để có tài sản sau đó dùng tài sản bất minh đó hối lộ lại người dân để người dân thấy không cần thiết đứng lên dẹp bỏ bất công, tham nhũng tạo ra một chế độ có tam quyền phân lập và tòa án độc lập để ngăn ngừa tận gốc tham nhũng thì việc hối lộ lại đó được xem là không có hại?

- Thế giới đang kêu gọi bất tuân dân sự thay đổi tận gốc thể chế để có công bằng và pháp luật nhưng một hành động dân túy có thể ngăn cản bước chân bất tuân dân sự sao lại không có hại?

Tất nhiên sẽ có người bảo là căn cứ vào đâu mà có thể xem việc làm từ thiện của ông Hải là hối lộ người dân khi tòa chưa xử ông tội tham nhũng ?

Tòa ở đây là tòa án của chế độ độc tài nên xử cũng coi như chưa xử. Cho nên nguyên tắc suy đoán vô tội không được áp dụng trong trường hợp này.

Cái suy đoán chính xác là lương của chủ tịch nước, thủ tướng chính phủ chỉ có 20 triệu. Ông Hải phải mất 35 năm làm không chi tiêu riêng mới mua được chiếc xe đó. Chưa kể công làm không công, chi phí xăng nhớt bảo trì, thuế ... sau này khi phục vụ hàng năm cho người nghèo... Nếu không có một nguồn kinh phí dồi dào hổ trợ thì lấy đâu ra ?

Nguồn kinh phí đó ít ra cũng từ một đại gia hay một nhân vật chính trị có tầm cỡ nào đó muốn dùng Hải làm một con bài mị dân để trấn an biểu tình,tạo chính tính danh cho sự cầm quyền của đảng Cộng sản.

Hành động này của Hải muốn rằng mỗi khi người dân kéo nhau ra Hà Nội kêu oan hay rủ nhau xuống đường bất tuân dân sự nên nghĩ rằng trong hàng ngũ quan chức cộng sản cũng còn có người tốt, biết hối lộ nhân dân chứ không chỉ hối lộ quan trên.

Người tốt không bao giờ tuyên truyền rầm rộ như thế.
Trong một chế độ độc tài, vô pháp không hề có người tốt mà chỉ có kẻ giỏi nói láo, ngụy tạo, mị dân.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét