Thứ Ba, 22 tháng 9, 2020

QUY TRÌNH BỔ NHIỆM THẨM PHÁN MỚI CỦA TỐI CAO PHÁP VIỆN HOA KỲ.

 Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ (hay Toà án Tối cao Hoa Kỳ, tiếng Anh là Supreme Court of the United States, tên viết tắt là SCOTUS hay USSC) là toà án liên bang cao nhất tại Hoa Kỳ, có thẩm quyền tối hậu trong việc giải thích Hiến pháp Mỹ, và có tiếng nói quyết định trong các vụ án liên bang, cùng với quyền tài phán chung thẩm. Họ có quyền tuyên bố các đạo luật của Quốc hội Hoa Kỳ, các đạo luật của các quốc hội tiểu bang và các hoạt động của nhánh hành pháp liên bang và tiểu bang là vi hiến.

Là định chế quyền lực cao nhất của nhánh tư pháp trong chính quyền Hoa Kỳ, Tối cao Pháp viện là tòa án duy nhất được Hiến pháp Mỹ lập ra. Tất cả tòa án liên bang khác đều do Quốc hội thành lập.

Hiến pháp Mỹ không đặt ra yêu cầu cụ thể với các thẩm phán Tối cao Pháp viện, tuy nhiên tất cả các thẩm phán đều là các luật sư và phần lớn đã từng là thẩm phán tòa án khu vực. Họ cũng có thể từng là các giáo sư luật. Một trong chín thẩm phán được chọn ra để đảm nhận vị trí Chánh án (Chief Justice).

Chánh án (Chief Justice) là người đứng đầu hệ thống tòa án liên bang, đại diện cho nhánh tư pháp của chính phủ liên bang.

Chánh án là quan chức pháp lý cao nhất trong nước và đồng thời cũng là người phát ngôn cho các nhánh tư pháp của chính quyền liên bang Hoa Kỳ. Chánh án đóng vai trò như là một quan chức hành chính cho hệ thống tòa án liên bang.

Hiến pháp Mỹ quy định tổng thống “có quyền bổ nhiệm… thẩm phán Tối cao Pháp viện”, nhưng để “bổ nhiệm” được, tổng thống cần phải có “sự tham vấn và đồng thuận của Thượng viện”, một trong hai cơ quan của Quốc hội Hoa Kỳ. Quá trình kép này phản ánh dụng ý của các nhà lập quốc nhằm giảm bớt sức mạnh của mỗi nhánh thuộc chính quyền liên bang thông qua cơ chế kiểm soát và cân bằng: Tổng thống đề nghị, Thượng viện quyết nghị.

Khi một thẩm phán của Tối cao Pháp viện Hoa kỳ mất hoặc nghỉ hưu, một quy trình nghiêm ngặt và phức tạp sẽ bắt đầu để bổ nhiệm người thay thế.

Hôm 27/6 /2018 thẩm phán Anthony Kennedy, người đã nắm giữ vị trí này hơn 30 năm , tuyên bố nghỉ hưu từ ngày 31/7. Điều này được ông thông báo chính thức cho Tổng thống Donald Trump trong một lá thư.

Do thẩm phán Tối cao Pháp viện có quyền nắm giữ chức vụ trọn đời, trừ trường hợp hạn hữu do bị phế truất, nên thông thường họ sẽ có quyền tham gia xét xử trong hàng chục năm, ảnh hưởng cực kỳ lớn đến xã hội Mỹ. Đó là lý do việc bổ nhiệm thẩm phán mới là việc trọng đại đối với bất kỳ tổng thống Mỹ nào.

Nhưng tổng thống không thể làm việc này một mình. Người được tổng thống lựa chọn sẽ phải đi qua một cánh cửa hết sức ngặt nghèo: Thượng viện Hoa Kỳ.

Trên thực tế, điều này có nghĩa là trước khi quyết định phê chuẩn người nào sẽ trở thành thẩm phán Tối cao Pháp viện, các thượng nghị sĩ sẽ mời các thẩm phán được đề cử đến để tiến hành các phiên điều trần kéo dài hàng tuần. Tại đây, họ sẽ được hỏi về kinh nghiệm cũng như quan điểm về pháp luật .

Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ hiện nay bao gồm 20 thành viên do Charles Grassley, đảng viên Đảng Cộng hòa từ bang Iowa, làm Chủ tịch. Họ sẽ xem xét lý lịch các ứng viên cho chức thẩm phán Tối cao Pháp viện Mỹ và có nhiệm vụ tổ chức một cuộc bỏ phiếu quyết nghị.

Sau đó, ứng viên này sẽ được Uỷ ban Tư pháp giới thiệu ra phiên họp toàn thể của Thượng viện để phê chuẩn. Đến đây, một cuộc đấu tranh chính trị khốc liệt mới sẽ bắt đầu.

Có hai giai đoạn quan trọng: tranh luận và bỏ phiếu.

Trong phần tranh luận, nghị sĩ Mỹ có một đặc quyền thú vị: nói cho đến khi nào không nói được nữa thì thôi. Không ai có quyền ngăn cản phần phát biểu của bất kỳ nghị sĩ nào. Do vậy, đôi khi, phe đối lập sẽ tìm cách trì hoãn hoặc làm phá sản kế hoạch bỏ phiếu phê chuẩn bằng cách thay nhau phát biểu dông dài ngày này qua ngày khác. Thủ thuật này được gọi là “filibuster”.

Việc tranh luận chỉ kết thúc khi có ít nhất 60/100 thượng nghị sĩ đồng ý kết thúc. Thông thường, đảng chiếm đa số trong Thượng viện chỉ kiểm soát được hơn 50 ghế một chút, khó mà có đủ 60 ghế. Do đó, muốn chấm dứt phần tranh luận, họ phải thuyết phục được một số thượng nghị sĩ đối lập cho đủ 60 phiếu. Đây sẽ là một cuộc mặc cả khốc liệt giữa các đảng và giữa các cá nhân thượng nghị sĩ.

Tuy vậy, vào năm 2013, Đảng Dân chủ kiểm soát Thượng viện đã bãi bỏ truyền thống filibuster này, ngoại trừ trường hợp phê chuẩn thẩm phán Tối cao Pháp viện. Đến tháng 4/2017, Thượng viện do Đảng Cộng hoà kiểm soát đã phá bỏ nốt ngoại lệ này để dễ dàng phê chuẩn ông Neil Gorsuch do Tổng thống Donald Trump đề cử. Do đó, hiện nay, chỉ cần 51 phiếu là đủ để chấm dứt phần tranh luận.

Đến phần phê chuẩn, cũng chỉ cần 51 phiếu là đủ. Đến đây thì mọi việc rất dễ dàng cho đảng chiếm đa số trong Thượng viện.

Trong lịch sử Mỹ, các tổng thống thường không vấp phải quá nhiều khó khăn khi đưa các ứng viên yêu thích của mình vào Tối cao Pháp viện. Trong số danh sách 160 cái tên được đề cử lên Thượng viện kể từ năm 1789, 7,5% (12 ứng viên) đã chính thức bị Uỷ ban Tư pháp bác bỏ trong khi khoảng 5% (9 ứng viên) đã không được Thượng viện phê chuẩn. Bên cạnh đó, có 7,5% số ứng viên thẩm phán khác đã bị rút tên trước khi Thượng viện tiến hành bỏ phiếu.

Trong cuộc bầu cử tháng 11 sắp tới, phía Cộng Hòa phải bảo vệ tới 23 ghế đương nhiệm, trong khi đó, bên Dân Chủ chỉ có 12 ghế.10 thượng nghị sĩ Cộng hòa có nguy cơ mất ghế . Nó đủ để mang lại cho đảng Dân chủ đa số trong Thượng viện .

Và khả năng rất cao là ngày 20/11 tới đây đảng Dân chủ sẽ nắm đa số ở cà 2 viện và hành pháp. Lúc đó thành viên thẩm phán được đề cử của Trump sẽ bị thượng viện bác bỏ để tổng thống đề cử một thẩm phán khác.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét